Đây là bài tiểu luận mình làm trong thời gian học cao học tại trường.
|
pháp luật cho thuê lại lao động |
MỞ ĐẦU
Cho thuê lại lao động là hiện tượng
tương đối phổ biến trong việc sử dụng lao động ở các quốc gia trên thế giới từ
nhiều năm qua. Nó đã được ghi nhận trong pháp luật của rất nhiều nước, đặc biệt
là những nước phát triển theo nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc
cho thuê lại lao động vẫn là vấn đề khá mới mẻ, và lần đầu tiên được ghi nhận
trong Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 2012 việc ghi nhận chính thức trong BLLĐ và
các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động cho thuê lại lao động đã tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động đồng thời tạo thêm cơ
hội việc làm cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về pháp luật về cho thuê lại
lao động tác giả xin chọn đề tài “Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt
Nam hiện hành”.
NỘI DUNG
I.
Những
vấn đề lý luận về hoạt động cho thuê lại lao động
1.
Khái
niệm cho thuê lại lao động.
Khái
niệm cho thuê lại lao động (labour outsourcing) khá phổ biến trên thế giới từ
nhiều thập kỷ qua. Ngay cả một số nước trong
khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, hoạt động cho thuê lại
lao động cũng đã phát triển khá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động
này vẫn còn khá mới mẻ vì bắt đầu từ Bộ luật Lao động 2012 mới có quy định về vấn
đề cho thuê lao động.
Theo
quy định tại khoản 1 Điều 53 (BLLĐ 2012).“1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được
tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau
đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử
dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại
lao động.”
Qua đó ta có thể hiểu cho thuê lại lao động là việc người sử dụng lao động
(NSDLĐ) này (DN cho thuê lao động) cho NSDLĐ khác thuê lại người lao động (NLĐ)
của mình trong một thời gian nhất định theo hợp đồng dịch vụ (hợp đồng cho thuê
lại lao động) đã được ký kết giữa hai bên. Theo đó, NSDLĐ thuê lại có quyền sử
dụng, quản lý điều hành đối với NLĐ đó và phải trả phí dịch vụ cho DN cho thuê
lao động.
2. Đặc
điểm của hoạt động cho thuê lại lao động
Thứ
nhất,
Cho thuê lai lao động là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, chỉ hình
thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Thứ
hai,
Cho thuê lại lao động có sự tham gia của ba chủ thể với mối quan hệ tay ba, các
mối quan hệ vừa mang đặc điểm của quan hệ thương mại và vừa mang đặc điểm của
quan hệ lao động.
Cho thuê lại lao động luôn có sự
tham gia của ba chủ thể: NLĐ, DN cho thuê lại lao động và DN thuê lại lao động.
Giữa DN cho thuê lại lao động và NLĐ luôn tồn tại mối quan hệ HĐLĐ – quan hệ
lao động giữa NSDLĐ và NLĐ làm công ăn lương, chịu sự điều chỉnh của BLLĐ và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Giữa DN cho thuê lao động và DN thuê lại lao động
tồn tại mối quan hệ hợp đồng thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều
đó cho thấy, các quan hệ nảy sinh trong hoạt động cho thuê lại lao động vừa
mang những đặc điểm của quan hệ lao động lại vừa có đặc điểm của quan hệ thương
mại.
Thứ
ba,
hoạt động cho thuê lại lao động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.
Cho thuê lại lao động là giải pháp
quan trọng nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ngày càng gia tăng.
Hoạt động này phải dựa trên và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị
trường cũng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu. Bên
cung cấp lao động phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp được
chi phí và có lãi; bên có nhu cầu sử dụng lao động cũng phải tính toán kỹ hiệu
quả của việc sử dụng lao động đem lại. Đó là những biểu hiện mang tính kinh tế.
Về mặt xã hội, cho thuê lại lao động là hoạt động
góp phần đảm bảo cuộc sống của người lao động thông qua việc đem lại cơ hội việc
làm cho NLĐ, góp phần giải quyết việc làm, thất nghiệp trong xã hội.
3.
Nguyên
tắc điêu chỉnh của pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động.
Thứ
nhất, Nguyên tắc bảo vệ NLĐ
Bảo vệ NLĐ là tư tưởng xuyên suốt
pháp luật lao động và quá trình điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với hoạt động cho thuê lại lao động,
NLĐ có thể đối mặt với nguy cơ bị “chèn
ép” bởi hai chủ sử dụng lao động là bên cho thuê và bên thuê lại lao động cả
nguy cơ bị “đùn đẩy” trách nhiệm đối
với NLĐ giữa hai chủ thể này. Như vậy, có thể thấy việc bảo vệ người lao động
là nhiệm vụ cơ bản của luật lao động ở hầu hết các nước trên thế giới. Bảo vệ
NLĐ không chỉ là bảo vệ nguồn nhân lực phát triển đất nước về phương diện kinh
tế xã hội mà còn liên quan đến vấn đề bảo vệ nhân quyền về phương diện chính trị.
Thứ
hai, Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm và khuyến khích sự thỏa thuận hợp pháp giưa
NLĐ và NSDLĐ.
Thỏa thuận hợp pháp của các bên là
thỏa thuận hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện trên cơ sở tương quan về lao động và
điều kiện thực tế, không trái luật và các giá trị xã hội... về các quyền và
nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tham gia lao động và
sử dụng lao động.
Thứ
ba, Nguyên tắc kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội khi điều chỉnh
quan hệ cho thuê lại lao động.
Kết hợp chính sách kinh tế xã hội
là sự vận dụng đồng bộ, hài hòa các chính sách đó để phù hợp với đặc điểm, tính
chất của quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
Thứ
tư, Nguyên tắc bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Các tiêu chuẩn lao động quốc tế là
tổng hợp các nguyên tắc, định hướng, định mức ... về điều kiện lao động và sử dụng
lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng lao động được
thể hiện trong các công ước và khuyến nghị của ILO.
Thứ
năm, Nguyên tắc đối xử công bằng giữa NLĐ thuê lại và NLĐ thuộc “biên chế”
chính thức của doanh nghiệp thuê lại lao động.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát
từ quyền bình đẳng con người trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với những NLĐ, khi họ cùng làm việc với tính chất công việc như nhau, điều
kiện làm việc như nhau, họ phải được hưởng các chế độ, quyền lợi ngang nhau. Điều
này là vô cùng cần thiết để đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, đồng
thời khuyến khích được sự lao động sáng tạo của lực lượng sản xuất.
Thứ
sáu, Nguyên tắc phân định trách nhiệm của DN cho thuê lao động và DN thuê lại
lao động đối với NLĐ.
Đối với các quan hệ việc làm thông
thường khác, không đặt ra nguyên tắc này, bởi vì trong mối quan hệ đó chỉ có
duy nhất một chủ thể sử dụng lao động. Đối với cho thuê lại lao động, có hai chủ
thể sử dụng lao động: DN ký HĐLĐ với NLĐ và DN trực tiếp sử dụng NLĐ. Do đó, nếu
không có sự phân định rõ ràng trách nhiệm của từng bên chủ sử dụng lao động đối
với NLĐ thì sẽ vô cùng khó khăn cho việc giải quyết các quyền lợi của người lao
động.
Thứ
bảy, Nguyên tắc cho thuê lại lao động là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Khi điều chỉnh hoạt động kinh doanh
cho thuê lại lao động pháp luật cần đặt ra các điều kiện đối với bên cho thuê lại
lao động để đảm bảo giao dịch giữa các chủ thể được diễn ra một cách an toàn và
nhằm đảm bảo quyền lợi ích cho NLĐ, giảm thiểu các rủi ro cho các bên tham gia
quan hệ, phát triển kinh tế xã hội theo đúng hướng.
II.
Những
quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động.
1.
Những
nội dung của pháp luật về cho thuê lại lao động.
Thứ
nhất, về điều
kiện thành lập công ty cho thuê lại LĐ
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Để hoạt động trong ngành cho thuê lại lao động, các
doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định là 2 tỷ đồng.
Ngoài
ra, doanh nghiệp phải có trụ sở ổn định, nếu trụ sở đi thuê thì hợp đồng thuê
phải có thời hạn từ 2 năm trở lên; Nếu có sự thay đổi về địa điểm đặt trụ sở
thì doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản đến Sở LĐTBXH ít nhất 15 ngày trước
khi thay đổi.
Riêng
người đứng đầu doanh nghiệp còn phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho
thuê lại lao động từ 3 năm trở lên.
Khi thay đổi người quản lý, các chức danh chủ chốt hoặc vốn điều lệ,
ngoài việc thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp
phải thông báo bằng văn bản đến Sở LĐTBXH trong thời hạn 10 ngày trước khi có sự
thay đổi đó.
Thứ hai, Thời hạn của Giấy phép
Theo quy định Điều 12 Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Giấy phép có thời hạn tối đa không quá 36
tháng và được gia hạn tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 24 tháng. Như vậy, một
doanh nghiệp thỏa mãn đủ điều kiện theo quy định sẽ được phép kinh doanh ngành
nghề này tối đa là 07 năm.
Thứ ba, Thời hạn cho thuê lại lao động
Thời hạn cho thuê lại
lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn quy
định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại
người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho
thuê lại. (Điều 26, NĐ 55/2013)
Thứ tư, Các công việc được phép cho thuê lại lao
động.
Các công việc được phép cho thuê lại lao động được
giới hạn khá hẹp tại Điều 25 Nghị định 55/2013/NĐ-CP. Cụ thể, có 17 nhóm công việc được phép cho thuê
lại lao động là: (1) Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký; (2) Thư ký/Trợ lý hành chính;
(3) Lễ tân; (4) Hướng dẫn du lịch; (5) Hỗ trợ bán hàng; (6) Hỗ trợ dự án; (7)
Lập trình hệ thống máy sản xuất; (8) Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình,
viễn thông; (9) Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản
xuất; (10) Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy; (11) Biên tập tài liệu; (12) Vệ
sĩ/Bảo vệ; (13) Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại; (14) Xử lý các vấn
đề tài chính, thuế; (15) Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô; (16) Scan, vẽ kỹ
thuật công nghiệp/Trang trí nội thất; (17) Lái xe.
Thứ năm. Về hợp đồng cho thuê lại lao động
Căn
cứ Khoản 1, Điều 55, Bộ luật Lao động năm 2012 thì doanh nghiệp cho thuê lại
lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng
văn bản, lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản.
Theo
Khoản 2, Điều 55 bộ luật này thì hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội
dung chủ yếu sau đây: a) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê
lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê
lại; b) Thời hạn thuê lại lao động, thời gian bắt đầu làm việc của người lao động;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc; d) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. Hợp
đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của
người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại
đã ký với người lao động (Khoản 3, Điều 55, Bộ luật Lao động năm 2012).
Thứ sáu, quyền và
nghĩa vụ của ba bên trong quan hệ cho thuê lại lao động.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho
thuê lại lao động, doanh nghiệp thuê lại lao động, người lao động thuê lại được
quy định tại các điều 56, 57, 58 BLLĐ 2012. Cụ thể là:
“Điều 56. Quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
1.Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu
của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao
động.
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho
thuê lại lao động.
3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.
4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động,
yêu cầu của người lao động.
5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của
Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền
lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định
của pháp luật.
Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người
lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc
công việc có giá trị như nhau.
6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại
lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh.
7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi
bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.”
“Điều 57. Quyền và
nghĩa vụ của bên thuê lại lao động
1.Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy
lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người
lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm
đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng
lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động
để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường
hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động
chưa chấm dứt.
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động
không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về
hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ
luật lao động.”
“Điều 58. Quyền và
nghĩa vụ của người lao động thuê lại
1.Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh
nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
2. Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp
pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động.
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của những người lao
động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công
việc có giá trị như nhau.
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường
hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng cho thuê lại
lao động.
5. Thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho
thuê lại lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
6. Thỏa thuận để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao
động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.”
2.
Thực
trạng pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động
Hoạt động cho thuê lại lao động diễn
ra sớm và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, bởi vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam là nơi tập trung số lượng lớn các khu công nghiệp lớn của cả nước. Tại
đây có các khu công nghệ cao, hai khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung, Công
viên phần mềm Quang Trung và hàng chục khu công nghiệp khác như: Biên Hòa, Sóng
Thần, Nhơn Trạch, Việt Hương, Tân Tạo... các ngành công nghiệp quan trọng nhất
của vùng gồm: dầu khí, giày da, dệt may, điện tử, cơ khí, hóa chất, phần bón,
cán thép ... với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các dự án đô thị như : Khu đô
thị công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô 4.000 ha, khu đô thị Đông Bắc Củ Chi
và Long An 4.000 ha... có quy mô tương đối lớn trong khu vực Đông Nam Á. Có thể
nói, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu kinh tế, các đô thị lớn
cũng với đó là cung – cầu về sức lao động đã khiến hoạt động cho thuê lại lao động
ở các tỉnh phía Nam phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động cho thuê lại lao động hiện
nay diễn ra khá phổ biến và “sầm uất”.
Hoạt động này được xem là “chợ”, với
đủ ngành nghề, hình thức, số lượng và quy mô khác nhau. Đa số hoạt động cho
thuê lại lao động diễn ra tại các thành phố kinh tế trọng điểm với nhiều ngành
nghề phổ biến như: Kế toán, bảo vệ, Marketing, công nhân bốc xếp, phục vụ các
cơ sở kinh doanh tổ chức sự kiện, kiểm tra các điểm trung bày, nhân viên hỗ trợ
siêu thị..
Dựa trên Báo cáo của các Sở
LĐ-TB&XH về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động tại địa phương, có thể
tóm tắt số lượng DN cho thuê lại lao động, DN sử dụng lao động cho thuê và số
lượng lao động cho thuê của một số tỉnh/thành phố theo bảng sau
Bảng:
Số lượng DN cho thuê lại lao động, DN thuê lại lao động và lao động cho thuê lại
năm 2010 ở 1 số địa phương
Tỉnh/Tp
|
TP
HCM
|
Bình
Dương
|
Cần
Thơ
|
Đà
Nẵng
|
Đồng
Nai
|
DN
cho thuê lại LĐ (Đơn vị:DN)
|
59
|
51
|
32
|
|
20
|
DN
thuê lại LĐ (Đơn vị:DN)
|
05
|
254
|
32
|
25
|
|
LĐ
cho thuê lại (đơn vị: người)
|
5.393
|
8.210
|
1.915
|
|
3.000
|
Đến nay, TP.HCM đã có
6 doanh nghiệp được cấp phép cho thuê lại lao động và 5 doanh nghiệp đang chờ
xét duyệt hồ sơ. Trên phạm vi cả nước, tổng số doanh nghiệp được cấp phép hiện
có gần 30 đơn vị. “Qua kiểm tra cho thấy,
nhiều công ty từng hoạt động không phép cũng đã phải dừng cho thuê lại lao động,
góp phần minh bạch thị trường này”, ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Bộ LĐ-TB&XH khẳng định.
III.
Những
vướng mắc bất cập và một số đề xuất nhằm
hoàn thiện những quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động
1.
Những
vướng mắc, bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật.
Thứ
nhất,
điều kiện được cấp phép cho thuê lao động đấy chính là người đứng đầu doanh
nghiệp, cá nhân, văn phòng đại diện là phải có kinh nghiệm trong hoạt động cho
thuê lại lao động trong 3 năm trở lên. Điều này ở Việt Nam khó có thể tìm ra
người đáp ứng được yêu cầu này.
Tiếp là phải ký quỹ 2 tỷ đồng như hiện nay là không
hợp lý vì quy mô của doanh nghiệp cho thuê lại lao động là khác nhau. Có những
doanh nghiệp cho thuê nhiều, có doanh nghiệp cho thuê ít do vậy mà điều kiện để
cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mà trong đó quy định các điều kiện
là ký quỹ là cứng nhắc.
Thứ
hai,
một số trường hợp cấm hoạt động cho thuê lao động hoặc không được phép hoạt động
cho thuê lao động. Ví dụ cấm hoạt động cho thuê lao động giữa những doanh nghiệp
trong cùng hệ thống công ty mẹ con hay tập đoàn kinh tế mà công ty cho thuê là
thành viên trong hệ thống này. Hoặc là cấm cho thuê với những công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Vấn đề này cũng đã được quy định tại
nghị định 73/2014/NĐ-CP tuy vậy nó cũng chỉ quy định và giới hạn đối với những doanh nghiệp vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh vừa có nhiệm vụ góp phần
bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia (theo đề án tái cơ cấu
đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Nó đã cản trở rất nhiều
đối với các doanh nghiệp.
Thứ
ba,
giới hạn thời gian cho thuê lao động không quá 12 tháng, dư luận xã hội cũng đã
không đồng tình với quy định đó, cho rằng nó không đáp ứng được nhu cầu của
doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Thứ
tư,
hiện nay nếu nhìn vào BLLĐ, NĐ 55/2013/NĐ-CP còn khá nhiều vấn đề chưa quy định.
Có những quy định chưa thực sự rõ ràng, chưa minh bạch nên là nó sẽ cản trở hoạt
động cho thuê lại lao động.
Ví dụ. Những khái niệm liên quan đến
hoạt động cho thuê lại lao động, những đặc thù trong HĐLĐ giữa doanh nghiệp cho
thuê với người lao động hiện nay chưa giải quyết được, hoạt động công đoàn của
người lao động cho thuê lại như thế nào? Vấn đề xử lý kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất đối với người lao động nếu họ vi phạm nội quy lao động của doanh
nghiệp thuê lại như thế nào?
2.
Một
số đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động.
Thứ
nhất, Cần sớm hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại lao động.
Nhà nước cần ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời những nội dung chưa được đề
cập như: một số thuật ngữ liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động (Hợp đồng
cho thuê lại lao động, tiền kí quỹ); trách nhiệm của các bên trong đảm bảo điều
kiện, chất lượng cuộc sống cho NLĐ thuê lại, giải quyết các hậu quả phát sinh
như tai nạn lao động, đình công, tranh chấp lao động xảy ra.
Vấn đề về điều kiện được cấp phép
cho thuê lại lao động đối với người đứng đầu, nên giảm hoặc cắt bỏ thời gian có
kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong danh mục thực hiện công việc
cho thuê lại, có 17 nghề thì 17 nghề đó thường không mang lại lợi nhuận cao,
mang tính kỹ thuật. Trong khi đó những ngành nghề sử dụng nhiều lao động như:
Lao động giúp việc gia đình, xậy dựng hoặc lao động trong lĩnh vực dệt may...
chưa được đưa vào danh mục công việc được thuê lao động. Vì vậy cần xem xét và
sớm đưa vào quy định của pháp luật. Mở rộng danh mục các công việc được phép
cho thuê lại lao động nhằm đáp ứng tính linh hoạt của thị trường thuê lại lao động
đang phát triển như hiện nay, tránh tình trạng nếu không có quy định thì các
doanh nghiệp sẽ hoạt động “bán công khai”
hoặc “chui”.
Thứ
hai,
cần quy định bổ sung những vấn đề như: (1) Các hành vi bị cấm đối với hoạt động
thuê lại lao động; (2) Các hành vi bị thu hồi giấy phép thuê lại lao động; (3)
Mở rộng mục đích hoạt động thuê lại lao động; (4) Số lao động cho thuê, số lần
được thuê; (5) Trách nhiệm của Bộ lao động thương binh và xã hội trong hoạt động
ký quỹ; (6) Việc cấp giấy phép thuê lại lao động, chế độ báo cáo, kiểm tra, thống
kê tình hình vi phạm hoạt động thuê lại lao động.
Thứ
ba, Hoạt
động cho thuê lại lao động là loại hình kinh doanh có điều kiện nên việc đăng
ký, thực hiện quyền quản lý lao động, đặc biệt quan trọng bởi về căn bản đối với
vấn đề này. Làm hạn chế vi phạm từ phía các chủ thể. Ví dụ, trong đăng ký tổ chức
cho thuê lại lao động vượt quá giới hạn cho phép cần có thanh tra, kiểm tra xử
lý xử phạt nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động cho
thuê lại lao động.
Các doanh nghiệp khi không đáp ứng
được yêu cầu của pháp luật chủ yếu hoạt động chui, hoặc cũng không đề nghị cần
kiểm tra rà soát tất cả các hoạt động có liên quan đến hoạt động cho thuê lại
lao động đi vào khuôn khổ.
Thứ tư, quy định số tiền kí quỹ mà doanh
nghiệp bắt buộc phải có theo quy mô doanh nghiệp và giới hạn số lượng NLĐ cho
thuê lại. Không nên đặt ra số tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng là quá cứng nhắc, cần có
sự linh động để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trong
lĩnh vực cho thuê lại lao động.
Thứ
năm,
quy định cụ thể việc thực hiện quyền của NLĐ thuê lại theo hướng mở rộng để đảm
bảo tính bình đẳng của họ đối với những NLĐ làm việc cố định tại doanh nghiệp.
Thứ
sáu,
cần quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của Bộ lao động thương binh và xã hội
và các sở, ủy ban nhân dân trong hoạt động này để nâng cao tính phân cấp trong
quản lí về hoạt động thuê lại lao động. Đồng thời cần quy định mối quan hệ phối
hợp giữa các cơ quan quản lí lao động, liên đoàn lao động, ủy ban nhân dân
trong việc quản lý hoạt động thuê lại lao động. Có sự phối hợp chặt chẽ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt đó là sự quan tâm, phối hợp của công đoàn
các câp, nhất là công đoàn cơ sở. Bởi vì hoạt động cho thuê lại lao đọng thường
là việc làm ngắn, người lao động ít tham gia là thành viên công đoàn, nếu tham
gia công đoàn thì khi chuyển sang doanh nghiệp khác thì tư cách thành viên công
đoàn ít được bảo đảm thực hiện vì vậy tổ chức công đoàn cần quan tâm chú trọng
đến người lao động.
Thứ
bảy,
ban hành văn bản dưới luật quy định chi tiết các hành vi vi phạm pháp luật về thuê
lại lao động cũng như các chế tài cụ thể tương ứng với các hành vi đó.
Tóm lại, việc bổ sung quy định về
hoạt động thuê lại lao động trong bộ luật lao động đã đáp ứng được mong đợi
không chỉ các doanh nghiệp mà của cả chính những người lao động thuê lại. Tuy
nhiên, để những quy định này đi vào cuộc sống và đạt được hiệu quả cao là việc
làm không đơn giản. Với việc hoàn thiện pháp luật, ý thức áp dụng pháp luật của
các bên, cùng sự chung tay quản lý của các cơ quan hữu quan, hi vọng rằng trong
tương lai, hoạt động thuê lại lao động sẽ ngày càng phát triển với đầy đủ giá
trị đích thự mà thị trường lao động đang hướng tới.
KẾT LUẬN
Cho thuê lại lao động là phương thức
nhằm đáp ứng kịp thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực để thực hiện công việc của
doanh nghiệp, mở ra thị trường lao động cho các bên lựa chọn, tạo thêm kênh việc
làm mới cho NLĐ và giúp người sử dụng lao động ứng phó kịp thời với sự biến động
của thị trường lao động. Hoạt động cho thuê lại lao động đã đem lại lợi ích
không chỉ cho doanh nghiệp cho thuê lại, bên thuê lại, NLĐ cho thuê lại mà Nhà
nước cũng là chủ thể được hưởng lợi từ hoạt động này. Do đó, hoàn thiện pháp luật
cho thuê lại lao động là tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1.
Bộ luật lao động năm 2012.
2.
Đào Thị
Thùy Dung, “Cho thuê lại lao đông ở Việt
Nam – Thực trạng và hướng điều chỉnh của pháp luật lao động” Luận văn Thạc
sĩ Luật học; Ts Nguyễn Xuân Thu hương dẫn, Hà Nội 2012.
3.
Đào Mộng
Điệp, “Cho thuê lại lao động – Những vấn
đề pháp lý đặt ra và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Luật học số 5/2014, tr.
3-8.
4.
Đỗ Thị
Dung, “Về quyền quản lí lao động của người
sử dụng lao động trong hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học số
8/2013, tr.12-19.
5.
LS. Nguyễn Hữu Phước - Trịnh Thu Hảo “Dịch vụ cho thuê lại lao động”, trên báo vneconomy.vn, thứ 4, 06/01/2010
6.
Minh Phương, “Thuê và cho thuê lại lao động: cần tránh
những rắc rối phát sinh”, đăng trên thoibaokinhdoanh.vn, 05/9/2014
7.
Nghị định số
55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
8.
Nghị định
73/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 29 Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho
thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại
lao động.
9.
Nguyễn Thị
Hạnh, “Pháp luật về cho thuê lại lao động
của Cộng hòa Liên bang Đức và những kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, Khóa
Luận tốt nghiệp; Ts Nguyễn Xuân Thu hướng dẫn, Hà nội 2012
10.
Nguyễn Hữu
Trí, “Nguyên tắc, nội dung và hình thức
pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 7/2012. Tr. 50-58.
11.
Trần Thị
Thúy Lâm, “Khái niệm, bản chất và các
hình thức cho thuê lại lao động”. Tạp chí Luật học số 1/2012, tr. 29-35.
12.
Thông tư số
01/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật lao động
về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công
việc được thực hiện cho thuê lại lao động