Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Sự hình thành và phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam



1. Giai đoạn trước năm 1945
- Nghề luật sư trong các nhà nước phông kiến độc lập ở nước ta hầu như không phát triển. Trong xẫ hội phong kiến Việt Nam nói chung, nghề "thầy cãi, thầy cung, thấy kiện" có vị trí rất thấp, không được coi trọng trong xã hội, bởi cách nhìn không đúng về nghề này. Bởi bản chất của nhà nước và pháp luật phong kiến với đặc trưng về chuyên quyền, độc đoán, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi một cách tuyệt đối của Vua và giai cấp địa chủ. Các bậc vua chú phong kiến luôn coi mình là "thay trời hành đạo". "kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công bằng", ý chí của vua chúa là cao nhất.
- thời kỳ pháp thuộc, sau khi xâm lược Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật napoleon của pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo sắc lệnh ngày 25.7.1864 của Hoàng đế Napoleon III tổ chức luật sư được thành lập theo khu vực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào đặt bên cạnh tòa án thuộc địa.
Trước năm 1930, hoạt động Luật sư do người Pháp nắm độc quyền, sau khi ban hành Sắc lệnh ngày 15.5.1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng lUật sư ở Hà Nội và Sài Gòn và có quy định đối tượng tham gia là người Việt Nam.
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1987.
- Sau hơn 1 tháng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ chí minh đã ký sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư.
- Hiến pháp 1959 đã thiết lập hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được iao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo đã được hiến pháp năm 1959 quy định tại điều 101., năm 1963 văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội.
3. Giai đoạn từ 1987 đến 2001.
- Ngày 18/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Đánh dấu một bước phát triển có tính bước ngoặt của chế định luật sư ở Việt Nam.
4. Giai đoạn 2001 đến năm 2006.
Ngày 25/7/2001 Pháp lệnh luật sư được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư ở nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội mà còn đưa luật sư của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trong khu vực và trên thế giới.
5. Giai đoạn 2006 đến 2012.
Sau 05 thi hành,  Pháp lệnh luật sư 2001đã góp phần tăng nhanh đội ngũ luật sư ở nước ta cả về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư. Pháp lệnh đã tạo bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp đối với nghề luật sư trong điều kiện tình hình mới.
Tuy nhiên thì pháp lệnh cũng bộc lộ một số hạn chế  như chưa đáp ứng được một cách đầy đủ, toàn diện yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, nhất là thời kỳ nhà nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư năm 2006.
6. Giai đoạn từ 2012- nay.
- Ngay 20/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2006 đã được Quốc hội thông qua.
- Số lượng và chất lượng Luật sư ở nước ta tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.
- Theo GT Luật sư và nghề luật sư , HVTP- 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét