Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Điều kiện để trở thành Luật sư ở Việt Nam

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là 6 năm(hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.


Các điều kiện cơ bản để một người bình thường trở thành Luật sư bao gồm: 
1. Có bằng cử nhân Luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học).
VD: Trường ĐH Luật Hà Nội, Trường ĐH Luật thành phố HCM, Khoa Luật - ĐH Quốc gia HN, ... 
2/ Có chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo Luật sư:
Sau khi có bằng cử nhân luật,  đăng ký học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện tư pháp (học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp đào tạo Luật sư.
3. Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng
4.Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
5.Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
6. Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
- Theo Luật luật sư năm 2006, sửa đổi 2012.

Related Posts:

  • Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành căn cứ ly hôn I.Một số vấn đề lý luận về ly hôn 1.Khái niệm căn cứ Ly hôn Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ x… Read More
  • Nội dung ôn thi Luật công chức 2008 Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách học Luật cán bộ công chức năm 2008 để đi thi công chức nhé. Theo ý kiên riêng của mình, dù cũng ko được tiếp xúc nhiều với đề thi công chức và cũng mới đi thi công chức có 2 lầ… Read More
  • Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện hành Đây là bài tiểu luận mình làm trong thời gian học cao học tại trường. pháp luật cho thuê lại lao động MỞ ĐẦU Cho thuê lại lao động là hiện tượng tương đối phổ biến trong việc sử dụng lao động ở các quốc gia trên t… Read More
  • Công chức là gì? Khái niệm Công chức Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là:  “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Na… Read More
  • Nhà nước chủ nô 1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô.-cơ sở kinh tế: là quan hệ sx chiếm hữu nô nệ được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ. -Cơ sở xã hội:chủ yếu là chủ … Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét