Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Công chức là gì?


Khái niệm Công chức Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là: 
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
 Công chức còn được quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.




Làm sao để thuộc được khái niệm công chức dài như vậy nhỉ, để khi thi hỏi về công chức chúng ta cũng phải định nghĩa qua công chức là gì chứ nhỉ? Sau đây bạn Hà sẽ cùng các bạn phân tích khái niệm công chức quy định trong luật Cán bộ, công chức cho thật dễ hiểu và dễ nhớ nhé.


Thứ nhất: Công chức được hình thành như thế nào?

À, Công chức được Tuyển dụng và bổ nhiệm.
Vậy, công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm vào đâu? Đây rồi:  Vào ngạch, chức vụ, chức danh 

Thứ hai, việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức vào ngạch, chức vụ, chức danh ở đâu? Chính là đơn vị mà công chức làm việc.
 
+ Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, 

+ Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; 

+ trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân (trừ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng nhé)

+trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (trừ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)

+và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ ba, vậy công chức được hưởng lương từ đâu?
 
Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập). 

Vậy là chúng ta đã xong khái niệm công chức rồi đó, các bạn thuộc chưa nhỉ?

Related Posts:

  • Sự phân chia quyền lực trong luật pháp Hoa Kỳ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Điều này được thể hiện ở chỗ: lị… Read More
  • Điều kiện để trở thành Luật sư ở Việt Nam Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là 6 năm(hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định. Các điều kiện cơ bản … Read More
  • NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ 3 Vấn đề tố tụng:  - Đơn khởi kiện: tính hợp pháp của yêu cầu khởi kiện -         - Thời hiệu: -         - Thẩm quyền: Loại … Read More
  • Sự hình thành và phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam 1. Giai đoạn trước năm 1945 - Nghề luật sư trong các nhà nước phông kiến độc lập ở nước ta hầu như không phát triển. Trong xẫ hội phong kiến Việt Nam nói chung, nghề "thầy cãi, thầy cung, thấy kiện" có vị trí rất thấp… Read More
  • Kết thúc tuần đầu học Luật sư 2016 Vậy là 1 tuần đã trôi qua, hôm nào cũng chăm chỉ đi học từ 16h30 đến 22h hoặc 22h20 mới về đến nhà. Lòng vô cùng háo hức và thích thú, bắt dầu cảm thấy yêu nghề dần dần rồi đó, chắc tại thầy giáo giảng hay và nhiệt tâm. Qu… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét