Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Nội dung ôn thi Luật công chức 2008

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách học Luật cán bộ công chức năm 2008 để đi thi công chức nhé.


Theo ý kiên riêng của mình, dù cũng ko được tiếp xúc nhiều với đề thi công chức và cũng mới đi thi công chức có 2 lần và đều trượt. Nên đây sẽ là chia sẻ của một người chưa có kinh nghiệm nhiều và cũng ko nằm trong bộ phận soạn thảo đề thi. hí hí...

Thứ nhất, bạn cần xác định xem mình đăng ký thi thuộc đối tượng nào nhé.
Chắc chắn chỉ là công chức hoặc viên chức thôi.
Đầu tiên mình cần học thuộc khái niệm công chức hoặc viên chức. Nếu bạn nào đăng ký thi công chức thì học khái niệm công chức, còn bạn nào đăng ký thi viên chức thì học khái niệm viên chức nhé. Quá dễ mà bạn Hà cũng phải nói.

Thứ hai, tất nhiên là công chức hay viên chức đều có quyền và nghĩa vụ rồi. Nên chúng ta sẽ học quyền và nghĩa vụ của công chức hay viên chức nhé.

Thứ ba, Những việc mà công chức không được làm. Đây là một loại nghĩa vụ của công chức đó các bạn à. Nhưng nếu đề thi hỏi nghĩa vụ của công chức thì bạn ko cần trả lời phần này.

Thứ tư, Đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức.  Có hai điều luật quy định, một là ở cong sở và với nhân dân.

Thứ năm là, Phân loại công chức và các quy định về ngạch công chức. Công chức có 5 ngạch nhé. Phần này bạn Hà đọc qua thôi, may hai lần thì ko có câu hỏi này.

Thứ sáu là các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với công chức.

À, mà các bạn thi công chức cấp xã thì ôn phần quy định công chức cấp xã nhé. Còn các bạn thi ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện thì ôn phần của mình thi thôi nhé. Đấy cả một quyển luật công chức nhiều quy định như vậy chúng mình cũng phải chắt lọc ra để ôn ko thì làm sao mà nhớ được lại ôn cả những phần không thi nữa thì hoài lắm.
Đó là vài chia sẻ nhỏ của bạn Hà, các bạn đừng ném gạch mình. Tội lắm ạ!

Related Posts:

  • Nội dung ôn thi Luật công chức 2008 Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách học Luật cán bộ công chức năm 2008 để đi thi công chức nhé. Theo ý kiên riêng của mình, dù cũng ko được tiếp xúc nhiều với đề thi công chức và cũng mới đi thi công chức có 2 lầ… Read More
  • Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam 1. Các mô hình bảo vệ Hiến pháp ở các nước* Mô hình Bảo hiến châu ÂuTại nhiều nước ở châu Âu, quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến) có vị trí độc… Read More
  • Mô hình tổ chức thanh tra của một số nước trên thế giớiNguồn: Cô Nguyễn Thị Phượng Trước yêu cầu tiếp tục đổi mới về cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế giám sát quyền lực từ bên ngoài hệ thống, trong bài viết chúng tôi… Read More
  • Nhà nước chủ nô 1. Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô.-cơ sở kinh tế: là quan hệ sx chiếm hữu nô nệ được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ. -Cơ sở xã hội:chủ yếu là chủ … Read More
  • Pháp luật chủ nô 1.Bản chất và đặc điểm của pháp luật chủ nô.a)Bản chất của pháp luận chủ nô -Pháp luật chủ nô là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước chủ nô đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, chủ yếu thể hiện ý chí và bảo… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét