This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Gặp bạn hiền grabbike

Chỉ mới gặp mà đã như thân thiết rồi ấy 04/12/2016
bạn ấy thật tốt bụng,
- Cậu con gái đừng có chạy tối, nguy hiểm lắm. Hôm tớ chạy tối suýt bị cướp xe đấy.
- Cậu cũng đừng chạy cuốc xa đi ngoại thành.
- Mà cậu cũng đi off đội nhóm nhé, chúng nó văn hóa thấp lắm cậu đi chúng nó ép uống rượu đấy ...
Ôi, bạn hiền của tôi. Có mấy ai mới gặp mà khuyên ban như vậy đâu cơ chứ.
Cảm ơn bạn hiền!

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Nó đánh cái mắt trông như mắt toét ấy

Hihi.haha.
🚘 Nay đang đứng chờ đèn đỏ, 1 bác đứng bên cạnh gọi bảo " mày quay ra nhìn con bé kia nó đánh cái mắt như mắt toét ấy"👀
😄 mình cũng quay ra ngó xem, đúng thật là vậy
- mày thấy đúng ko?
- vâng ạ
- không biết thì hỏi bạn bè nó nhìn cho, đi đánh cái mắt như thế ra đường.👀
- vâng, bác để ý nhỉ?
- ừ, tính tao là hay soi mói, mà tao soi là chuẩn. Bác gái ở nhà cũng hay bảo, như xem phim ấy, diễn viên gì mà trát cái mặt trắng xoá, tay với cổ thì đen xì.
Người ta bảo là súng lục, súng lục là gì? Súng lục là chỉ có 6 viên đạn thôi. Lấy đéo đâu ra mà bắn tận 10 phát. Nói gì thì phải đúng, phải ko?
-vâng, bác chạy xe ôm ạ?
- ừ, sao mày biết?
- dạ, cháu thấy bác mang thêm mũ.
- mày đoán tao bao nhiêu tuổi, đoán đúng tao mời bát phở
- dạ, bác 70 ạ. Trông bác chỉ tầm 60 mà thấy bác bảo vậy, bạn Hà đã phải đẩy lên 10 tuổi rồi đấy.
- 80, ko ăn được bát phở của bác rồi con🙈
- ui, trông bác trẻ thật đấy.
- ừ, tao chạy này cho khoẻ thôi,hôm tao chở đôi vk ck, tao bảo đoán đúng tuổi tao chênh lệch 5 tuổi tao chở ko cho, mà có đoán được đâu.
Mày có biết huênh hoang là gì ko?... Mẹ, tao đi chạy cho vui chứ tiền tao đè chết người. NGhe giọng tao chúng mày đã bị lừa rồi,  Mày nhìn tao đi đường có phải đeo kính gì đâu, mắt tao tinh như cú bọ ấy....
........................
...
Ahihi, có đoạn đường gặp và nói chuyện với bác thôi mà mình thấy vui cả ngà được. Bác khỏe, vui vẻ, yêu đời.......

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Chở Anh Luật sư

24/11/2016


- Ô, con gái à?
- Vâng ạ!
- Thôi, để Anh chở cho.
-Vâng, vậy Anh chở giúp em với ạ.
...
- Xe thế này mà em cũng đi được à?
- Vâng ạ, em đi quen rồi. Anh thấy khó đi ạ?
Xe em cũng hơi cũ, máy nó không được khỏe lắm ạ.
...
Hỏi thăm nói chuyện, mới biết Anh là Luật sư, hợp cạ, nói chuyện về Luật, học Luật sư, kỳ thi, tập sự....
Đến gần tới điểm đến, A mới bảo: "Em đi được xe này là giỏi đấy?"
Chắc chàng thấy khó đi quá, còn Thsi lười thì cứ gọi là bon bon.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Tình phai, chuyện chưa kể.

Người thứ nhất: Bình thường
- Đã từng hứa sẽ yêu và chờ đợi.
=> Sau chưa đầy 1 tháng, Anh đã có con và phải cưới người ta. Sau đó anh đăt tên con anh, lấy tên tôi làm tên đệm.
- Bạn bè khuyên không yêu vì xấu trai, tuổi không hợp.

Người thứ 2: Giàu, cực giàu
- Đã từng hứa yêu và bảo vệ suốt cuộc đời.
=> Bỏ đi mà không một lời chào.
- Bạn bè khuyên không yêu vì bố mẹ già lại hay ốm đau, lấy về lại phải hầu hạ ông bà khổ.

Người thứ 3: Nghèo
- Đã từng thề sẽ yêu và chăm sóc.
=> Cũng đi nốt.
- Bạn bè khuyên không yêu vì không học vấn, không công việc, tính gia trưởng, không hợp.


Đấy, cứ như con thiêu thân, không quan tâm người ta giàu, nghèo, hoàn cảnh hay xấu hay đẹp ra sao, mà yêu từ trái tim, thương từ đáy lòng. Tất cả vẫn về với số 0 tròn chĩnh. Ba lần mà nước mắt vẫn rơi không hề giảm.

Chốt lại cuối cùng: Dù giàu hay nghèo, già hay trẻ kết cục với mình vẫn vậy.
Cũng tại xấu gái, không biết ăn nói, vụng về, và không kiếm ra tiền.
Đấy, thế mới biết, tình yêu không có lỗi, lỗi là ở bản thân mình.


Em biết tin vào ai nữa đây?

Em không biết mình phải viết gì vào lúc này nữa, thực sự là em đang rất buồn.

Em thấy mình đang chông chênh, cảm giác sợ hãi tột đỉnh, đoạn đường đang qua còn nhiều gian khó phía trước vậy mà khi tỉnh dậy em thấy xung quanh chỉ còn em và cô đơn............
Muốn chăm sóc, giúp đỡ và yêu thương nhiều người mà một người còn không làm được điều đó thì có nên không?

Có lẽ em....



Gió bấc xô vào lòng em những cơn lạnh..
Đây là đâu.. sao ko thấy tay anh ôm chặt..
Bao lâu em đã quen khi có anh rồi,.
Nhưng làm sao có thể níu tay anh
Đôi vai em ngày càng gầy xanh..
Chorus
Buồn lắm phút biết em lỡ yêu anh khi đôi mình tay trong tay chiều về ngược gió..
Gió có khẽ hờn trách em yếu mềm.
Sợ gió sẽ vô tình cuốn anh bước đi xa đời em về một miền trời không tên
Em chỉ hạnh phúc khi được bên anh.
Verse II
Buốt giá thay mùa đông nói với em là..
Đông lạnh hơn khi anh bước ra đi, không về..
Mưa đêm rơi nhiều hơn khi thấy em buồn,
Rơi làm chi tim thêm ướt mềm đi..
Không như xưa, ngày còn bé thích tắm mưa..

Nhường anh cho yêu thương khác ấm áp hơn em được không .… ?
Con tim ơi trả lời đi..
Hay em cứ trẻ con và giữ anh riêng mình
Giờ nếu em có thể khóc thành tiếng đến khi nào cơn đau trong tim e vơi đi..
Em đã chẳng vùi mình vào lặng câm.



Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Kết thúc tuần đầu học Luật sư 2016


Vậy là 1 tuần đã trôi qua, hôm nào cũng chăm chỉ đi học từ 16h30 đến 22h hoặc 22h20 mới về đến nhà. Lòng vô cùng háo hức và thích thú, bắt dầu cảm thấy yêu nghề dần dần rồi đó, chắc tại thầy giáo giảng hay và nhiệt tâm.
Qua bài giảng của thầy, mình thấy được thầy là người rất có tâm trong nghề, một trong những phẩm chất mà đòi hỏi bất cứ người nào cũng phải có, nhưng đối với nghề luật sư thì nó còn nhiều hơn rất nhiều. Bởi nghề luật sư không chỉ là một nghề mang lại miếng cơm, manh áo cho người hành nghề mà đối với mỗi một luật sư thì trách nhiệm xã hội của họ còn nặng hơn bao giờ hết, bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật, một trách nhiệm thật lớn lao.
Ngày 13/9/2016, lần đầu tiên đi xe 1 mình và lần đầu tiên gọi là sở hữu một chiếc xe máy riêng, từ giờ là tự bảo quản, đi lại đều do mình cả. Sợ ơi là sợ, từ trước có đi xe máy mấy đâu, thỉnh thoảng mới đi vài bận, ko biết bật đèn, xi nhan, dậm số ý chứ, đi thì còn chưa vững cơ, giờ ngày nào cũng phải đi 8km, ôi một bước mới trong cuộc đời của Hà. Ko giấy tờ, không bằng lái xe, vẫn liều mạng đi... than ôi, cho họ mượn xe hẳn mấy tháng, giờ phải dùng mới lấy để đi, họ trả xe tưởng chừng sẽ đổ đầy xăng cho mình, vì mình mới đi xe nên ko biết gì cả, xe cũng hỏng luôn cả kim chỉ xăng và kim chỉ tốc độ. Mình chịu, lấy xe ở gần trường học, gần 22h tan học, lấy xe về, đi về chưa hết 4km, xe tự nhiên nóng bừng lên, nổ máy to đùng đùng rồi đứng hình, với đứa ko biết gì về xe như mình mà ngày đầu tiên được lấy xe thì khỏi nói rồi, đêm hôm rồi mà xe không chạy nữa, ko biết làm sao, chỉ ngậm ngùi dắt bộ, đến cây xăng vào đổ xăng, đề máy, xe lại chạy ngon lành. Vừa tủi, vừa ức, may là còn gần về đến nhà với cũng gần cây xăng đó, không thì có mà chỉ khóc thôi. Nghĩ lại cũng a cay cực kỳ..........
Thôi, không viết những cái không vui nữa, viết vài chữ để ghi lại thế thôi, sau này còn nhớ lại thời gian khó của mình. Tất cả vì "nữ thần công lý"
hihi, ahihi, ahihi

Sự hình thành và phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam



1. Giai đoạn trước năm 1945
- Nghề luật sư trong các nhà nước phông kiến độc lập ở nước ta hầu như không phát triển. Trong xẫ hội phong kiến Việt Nam nói chung, nghề "thầy cãi, thầy cung, thấy kiện" có vị trí rất thấp, không được coi trọng trong xã hội, bởi cách nhìn không đúng về nghề này. Bởi bản chất của nhà nước và pháp luật phong kiến với đặc trưng về chuyên quyền, độc đoán, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi một cách tuyệt đối của Vua và giai cấp địa chủ. Các bậc vua chú phong kiến luôn coi mình là "thay trời hành đạo". "kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công bằng", ý chí của vua chúa là cao nhất.
- thời kỳ pháp thuộc, sau khi xâm lược Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật napoleon của pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo sắc lệnh ngày 25.7.1864 của Hoàng đế Napoleon III tổ chức luật sư được thành lập theo khu vực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào đặt bên cạnh tòa án thuộc địa.
Trước năm 1930, hoạt động Luật sư do người Pháp nắm độc quyền, sau khi ban hành Sắc lệnh ngày 15.5.1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng lUật sư ở Hà Nội và Sài Gòn và có quy định đối tượng tham gia là người Việt Nam.
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1987.
- Sau hơn 1 tháng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ chí minh đã ký sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư.
- Hiến pháp 1959 đã thiết lập hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được iao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo đã được hiến pháp năm 1959 quy định tại điều 101., năm 1963 văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội.
3. Giai đoạn từ 1987 đến 2001.
- Ngày 18/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Đánh dấu một bước phát triển có tính bước ngoặt của chế định luật sư ở Việt Nam.
4. Giai đoạn 2001 đến năm 2006.
Ngày 25/7/2001 Pháp lệnh luật sư được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư ở nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội mà còn đưa luật sư của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trong khu vực và trên thế giới.
5. Giai đoạn 2006 đến 2012.
Sau 05 thi hành,  Pháp lệnh luật sư 2001đã góp phần tăng nhanh đội ngũ luật sư ở nước ta cả về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư. Pháp lệnh đã tạo bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp đối với nghề luật sư trong điều kiện tình hình mới.
Tuy nhiên thì pháp lệnh cũng bộc lộ một số hạn chế  như chưa đáp ứng được một cách đầy đủ, toàn diện yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, nhất là thời kỳ nhà nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư năm 2006.
6. Giai đoạn từ 2012- nay.
- Ngay 20/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2006 đã được Quốc hội thông qua.
- Số lượng và chất lượng Luật sư ở nước ta tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.
- Theo GT Luật sư và nghề luật sư , HVTP- 

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Bị ny/ck của bạn ghen

Mới nghe được câu " bạn Hà của em", tiện thể tổng hợp luôn.
- lúc nào cũng Hà.
- gọi lần nào đi chơi cũng thấy bảo củng Vương Hà.
- hai đứa có thân nhau không? - "không thân", nhưng tối nào củng rủ rỉ rù rì.
p/s: Hà ko có tội, vì Hà rất tốt, vì Hà rất yêu các bạn nên mới bị ghen. hhu


Điều kiện để trở thành Luật sư ở Việt Nam

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là 6 năm(hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.


Các điều kiện cơ bản để một người bình thường trở thành Luật sư bao gồm: 
1. Có bằng cử nhân Luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học).
VD: Trường ĐH Luật Hà Nội, Trường ĐH Luật thành phố HCM, Khoa Luật - ĐH Quốc gia HN, ... 
2/ Có chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo Luật sư:
Sau khi có bằng cử nhân luật,  đăng ký học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện tư pháp (học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp đào tạo Luật sư.
3. Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng
4.Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
5.Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
6. Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
- Theo Luật luật sư năm 2006, sửa đổi 2012.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Buổi tối buồn 04/9/2016

Từ sáng đến tối, mọi chuyện trôi qua thật êm đềm ko có nghĩa rằng ngày hôm đó ko có điều gì tồi tệ xảy ra khi bạn chưa đi vào giấc ngủ để chuẩn bị chào đón một ngày mới.
Chỉ vài phút giây trước đây thôi, vẫn còn bình thản ngồi đọc báo mạng, suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra, lòng vô cùng thanh bình, ko một gợn sóng. Vậy chỉ mà một cuộc thoại, 1 lời nói làm trái tim người ta như tan chảy, một động lực có lẽ đủ mạnh để vượt qua thời gian khó đang bước tới này.
Xin vênh mặt lên với một số đối tượng mà lòng không yêu mến, xin cảm ơn những động lực mà các người mang đến. Xin chào và quyết thắng!
Hà!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Thiên Bình tôi

Thiên Bình luôn là người mang lại niềm vui cho người khác...
Nhưng....
....Lại là người chôn chặt nhiều nỗi niềm trong tim nhất ....
....Thiên Bình ghét nhất dối trá ...
Nhưng....
....Lại giả dối với chính mình....
....Thiên Bình thích được chiều chuộng....
Nhưng lại thường ....
....Là người hay chiều chuộng người khác....
....Thiên Bình ghét được người khác suốt ngày đeo đuổi ....
Nhưng....
....Thiên Bình lại là người yêu sâu đậm nhất....
....Thiên Bình sợ làm người khác tổn thương....
Nhưng....
....Chính Thiên Bình lại làm mình tổn thương nhất
( đôi khi lại vô tình làm người khác tổn thương mà chẳng hề hay biết ).

-st- 

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Trang trí với su su

Được ngày sáng nấu susu, chiều nấu susu, bạn Hà tự sáng tạo ra. híhis
chỉ khoe chút thôi.
bữa trưa 1 mình


Cách làm món Khoai môn lệ phố

Món khoai môn lệ phố:

Nguyên liệu:
- Khoai sọ.
- Trứng gà.
- Bột mì, bột chiên, bột năng.
- Đỗ xanh tróc vỏ.
- Vừng  (có hoặc không).
- Đường, vani.
Cách làm:
- Khoai sọ rửa sạch, đem luộc chín. Xong bóc bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sau đó cho lòng đỏ trứng và bột năng, đường vào tán nhuyễn lại 1 lần nữa. Các tùy lượng nhé, mình thì làm ko cân đo gì, cứ làm liệu liệu tay mình thôi.
- Hấp đỗ chín, sau đó cho thêm đường vào giã nhuyễn, viên thành từng viên để làm nhân.
- sau đó, lấy bột khoai mình vừa làm trên nặn và cho nhân đỗ vào, ve cho tròn và lăn qua vừng, vừng sẽ bám vào. Sau đó cho lăn vào bột chiên.
Được các bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng già thì cho bánh vào chiên. Các bạn nhớ văn lửa nhỏ lúc này, ko bánh nhanh cháy lắm.
Lần đầu mình làm, chỉ cho đường vào ko cho gì thêm, nên mốn bánh ko được thơm lắm.
Mình đọc hướng dẫn làm người ta hướng dẫn cho cả pho mai vào nhân giữa, chắc sẽ ngon hơn.
Nói chung mình làm như vậy cũng thành công rồi. Tuy nhiên thì mình thấy ko được thơm lắm.
ảnh đây các bạn ạ.





Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Trái Tim Người Thẩm Phán

TRÁI TIM NGƯỜI THẨM PHÁN
trái tim người thẩm phán


Trước phiên tòa một nét mặt uy nghiêm
Lời tuyên án nhân danh đất nước
Nhưng phía sau mấy ai hiểu được
Thẩm phán chúng tôi cũng một con người
Sau lời tuyên ai khóc ai cười
Trái tim tôi vẫn còn day dứt
Trước cuộc sẻ chia không hề hàn gắn được
Đứa con nào thiếu tình mẹ, tình cha
Ai đã từng ngồi trước phiên tòa
Sau án tử hình. Gia đình nạn nhân đàm đìa nước mắt
Dẫu chốn pháp đình gan vàng dạ sắt
Trái tim tôi – vẫn một trái tim người
Ôi! Mong sao cho mọi cuộc đời
Đừng oan trái và đừng tội lỗi
Để nụ cười thay lời xét hỏi
Thất nghiệp từ quan tôi cũng vui lòng
Đất nước yên bình dài rộng núi sông
Bởi chúng ta có một trí tim hồng.
$$$$ - Đỗ Việt Dũng - $$$$

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Sự phân chia quyền lực trong luật pháp Hoa Kỳ


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG: 
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Điều này được thể hiện ở chỗ: lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Hoa Kỳ. Như đã giải thích, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang. 
Hiến pháp đã xác định ranh giới giữa luật liên bang và bang, trong đó có sự phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua. 
Ngoài ra,luật pháp của Hoa Kỳ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua mà trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa. 

Về Hiến pháp:
Hiến pháp Hoa Kỳ mang tính tối cao của Luật liên bang 
Trong giai đoạn 1781–1788 Hoa Kỳ đã thiết lập một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh để điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang với một Quốc hội tòan quốc tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án của các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyền pháp lý liên bang, trừ quy định về Tòa án Hàng hải. 
Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp: 

Theo đó, Hiến pháp và các luật của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp. Tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược. 
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của các đạo luật, đó là: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái; Khi có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong những lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Điều này đã được các tu chính án Hiến pháp tiếp tục làm rõ trong lịch sử Hoa kỳ nhằm định rõ đường phân giới giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang. 
Mặt khác, trong quá trình dự thảo Hiến pháp để củng cố nhà nước liên bang, một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật. 

a.Lập pháp 
Hiến pháp trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại. 
Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn.Bởi vì nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.

b. Tư pháp 
Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết ...”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau. 
Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền(được Hiến pháp ủy quyền)là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó. 
Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại ... giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều khi ngành tư pháp diễn giải “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) của Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào. 

c. Hành pháp 
Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống và nội các. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngành hành pháp cũng phát triển thêm. Hiện Hoa Kỳ có 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống. 
Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là không rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 21131). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một Công tố viên liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành. 
Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vì vậy, vai trò của ngành hành pháp cũng có nhiều thay đổi. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Giả sử các nhà làm luật muốn cấm các lọai dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớt một phần thẩm quyền cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nước và không khí của các ngành công nghiệp. 
Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể vượt quá khung luật pháp cho phép: chẳng hạn có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xác các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm.Hoặc đôi khi luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của luật và phán xử các vi phạm đó, thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt. Trong khi đó các tòa án lại có thẩm quyền vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào. 

Bên cạnh Hiến pháp và các luật, để điều chỉnh các quan hệ trong hệ thống phân quyền còn có các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp – như hành vi cướp ngân hàng – nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống thì Hoa Kỳ đã sử dụng Thông luật để áp dụng: 
Chẳng hạn, khi không có sự khống chế của hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các tranh chấp dân sự (hợp đồng, giao dịch), do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra. 

Ngoài thông luật, Tiền lệ pháp cũng được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Chẳng hạn, khi tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để thực hiện, tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.

Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai ... bị buộc phải làm chứng chống lại mình”. Hoặc có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh! 
Trong khi đó các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội. 
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải. 

Biên dịch từ các ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nguồn: Cô Nguyễn THị Phượng

Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam



1. Các mô hình bảo vệ Hiến pháp ở các nước

* Mô hình Bảo hiến châu Âu

Tại nhiều nước ở châu Âu, quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến) có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu theo một chế độ đặc biệt.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiến pháp được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp của các tổ chức chính trị, các Toà án thậm chí của cả cá nhân. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc. 
Hoạt động giám sát Hiến pháp ở châu Âu có sự kết hợp giữa việc giải quyết các vụ việc cụ thể với giải quyết đồng thời cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền.

* Mô hình Bảo hiến ở Hoa Kỳ

Tại mỹ, mô hình giám sát Hiến pháp với Tài phán Hiến pháp không tách rời mà nằm trong hệ thống Tòa án. Mô hình này thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp.
Ưu điểm của mô hình này là bảo hiến không trừu tượng vì nó liên quan đến những vụ việc cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nó là việc phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới, nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng. 

* Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ 
Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (tòa án Hiến pháp) và cà các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp, trong đó thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp.

2.Cơ chế giám sát Hiến pháp tại Việt Nam
Việc giám sát tuân thủ Hiến pháp theo cơ chế phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác). Do đó, mô hình giám sát Hiến pháp ở Việt Nam là giám sát bởi Quốc hội và được quy định tại nhiều VBPL:Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…
Hiến pháp năm 1992, điều 83, 84 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội”. Đó là, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách.
Chủ tịch nước cũng thực hiện vai trò giám sát đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như Thủ tướng chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên”, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết cảu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản cảu cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. (Điều 114 Hiến pháp năm 1992). 
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. 
Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ. 
Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 thực hiện việc giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân với tính cách như là một hình thức giám sát của Quốc hội. Nhưng đến năm 2001 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ chức năng này của Viện kiểm sát nhưng vẫn giữ lại quyền kiểm sát hoạt động tư pháp. 
Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 

Như vậy, việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đã có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài phán. Mặt khác, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên không tránh khỏi sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến. 

3.Thành lập cơ quan Bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam 

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc thành lập cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. trong đó có quan điểm giao chức năng giám sát Hiến pháp cho cơ quan nào đang tranh cãi nhiều nhất trên các diễn đàn khoa học. Vì vậy xuất phát từ thực tiễn đất nước và hệ thống pháp luật hiện hành cần thiết tìm kiếm mô hình cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Theo chúng tôi, trong những năm tới Việt Nam cần thành lập Tòa án Hiến pháp (hay Tòa Bảo hiến) để thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, do tính chất của Tòa án Hiến pháp không đơn thuần là cơ quan tư pháp mà vừa có tính chất tư pháp vừa có tính chất chính trị, vừa giám sát quyết định vừa giám sát tư vấn, tham vấn, có cả giám sát trước và cả giám sát sau. 
Với mô hình này chỉ có một cơ quan chuyên trách chuyên bảo vệ Hiến pháp – Tòa Bảo hiến. Vì vậy, vị trí của cơ quan bảo hiến cần được được xác định rõ ràng, độc lập với quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Trên cơ sở đó khi Tòa án Bảo hiến ra đời phải sửa đổi lại thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước trong việc bãi bỏ, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Theo đó thẩm quyền của Tòa Bảo Hiến bao gồm:

* Phán quyết về tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế.
* Giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, công dân Việt Nam đối với các quyết định, hành vi hành chính có dấu hiệu vi hiến.
* Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức.
* Giải thích Hiến pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp được thực hiện thống nhất.
Đây là phương án tương đối phổ biến trong nhiều mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp được đảm bảo bởi tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. 

Vì vậy, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc thành lập Tòa Bảo hiến nhằm bảo đảm, bảo vệ việc đề cao quyền con người, quyền công dân ở vị trí trung tâm của mọi mối quan hệ với Nhà nước. Bên cạnh đó, việc thành lập Tòa Bảo hiến còn nhằm giới hạn sự can thiệp một cách quá mức của Nhà nước cũng như chống lại sự vi phạm thẩm quyền, vượt quá và lạm quyền của cá nhân, tổ chức nhà nước trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân và toàn xã hội.

Nguồn: Cô Nguyễn Thị Phượng