This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vương Hà

Nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Tình phai, chuyện chưa kể.

Người thứ nhất: Bình thường
- Đã từng hứa sẽ yêu và chờ đợi.
=> Sau chưa đầy 1 tháng, Anh đã có con và phải cưới người ta. Sau đó anh đăt tên con anh, lấy tên tôi làm tên đệm.
- Bạn bè khuyên không yêu vì xấu trai, tuổi không hợp.

Người thứ 2: Giàu, cực giàu
- Đã từng hứa yêu và bảo vệ suốt cuộc đời.
=> Bỏ đi mà không một lời chào.
- Bạn bè khuyên không yêu vì bố mẹ già lại hay ốm đau, lấy về lại phải hầu hạ ông bà khổ.

Người thứ 3: Nghèo
- Đã từng thề sẽ yêu và chăm sóc.
=> Cũng đi nốt.
- Bạn bè khuyên không yêu vì không học vấn, không công việc, tính gia trưởng, không hợp.


Đấy, cứ như con thiêu thân, không quan tâm người ta giàu, nghèo, hoàn cảnh hay xấu hay đẹp ra sao, mà yêu từ trái tim, thương từ đáy lòng. Tất cả vẫn về với số 0 tròn chĩnh. Ba lần mà nước mắt vẫn rơi không hề giảm.

Chốt lại cuối cùng: Dù giàu hay nghèo, già hay trẻ kết cục với mình vẫn vậy.
Cũng tại xấu gái, không biết ăn nói, vụng về, và không kiếm ra tiền.
Đấy, thế mới biết, tình yêu không có lỗi, lỗi là ở bản thân mình.


Em biết tin vào ai nữa đây?

Em không biết mình phải viết gì vào lúc này nữa, thực sự là em đang rất buồn.

Em thấy mình đang chông chênh, cảm giác sợ hãi tột đỉnh, đoạn đường đang qua còn nhiều gian khó phía trước vậy mà khi tỉnh dậy em thấy xung quanh chỉ còn em và cô đơn............
Muốn chăm sóc, giúp đỡ và yêu thương nhiều người mà một người còn không làm được điều đó thì có nên không?

Có lẽ em....



Gió bấc xô vào lòng em những cơn lạnh..
Đây là đâu.. sao ko thấy tay anh ôm chặt..
Bao lâu em đã quen khi có anh rồi,.
Nhưng làm sao có thể níu tay anh
Đôi vai em ngày càng gầy xanh..
Chorus
Buồn lắm phút biết em lỡ yêu anh khi đôi mình tay trong tay chiều về ngược gió..
Gió có khẽ hờn trách em yếu mềm.
Sợ gió sẽ vô tình cuốn anh bước đi xa đời em về một miền trời không tên
Em chỉ hạnh phúc khi được bên anh.
Verse II
Buốt giá thay mùa đông nói với em là..
Đông lạnh hơn khi anh bước ra đi, không về..
Mưa đêm rơi nhiều hơn khi thấy em buồn,
Rơi làm chi tim thêm ướt mềm đi..
Không như xưa, ngày còn bé thích tắm mưa..

Nhường anh cho yêu thương khác ấm áp hơn em được không .… ?
Con tim ơi trả lời đi..
Hay em cứ trẻ con và giữ anh riêng mình
Giờ nếu em có thể khóc thành tiếng đến khi nào cơn đau trong tim e vơi đi..
Em đã chẳng vùi mình vào lặng câm.



Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Kết thúc tuần đầu học Luật sư 2016


Vậy là 1 tuần đã trôi qua, hôm nào cũng chăm chỉ đi học từ 16h30 đến 22h hoặc 22h20 mới về đến nhà. Lòng vô cùng háo hức và thích thú, bắt dầu cảm thấy yêu nghề dần dần rồi đó, chắc tại thầy giáo giảng hay và nhiệt tâm.
Qua bài giảng của thầy, mình thấy được thầy là người rất có tâm trong nghề, một trong những phẩm chất mà đòi hỏi bất cứ người nào cũng phải có, nhưng đối với nghề luật sư thì nó còn nhiều hơn rất nhiều. Bởi nghề luật sư không chỉ là một nghề mang lại miếng cơm, manh áo cho người hành nghề mà đối với mỗi một luật sư thì trách nhiệm xã hội của họ còn nặng hơn bao giờ hết, bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật, một trách nhiệm thật lớn lao.
Ngày 13/9/2016, lần đầu tiên đi xe 1 mình và lần đầu tiên gọi là sở hữu một chiếc xe máy riêng, từ giờ là tự bảo quản, đi lại đều do mình cả. Sợ ơi là sợ, từ trước có đi xe máy mấy đâu, thỉnh thoảng mới đi vài bận, ko biết bật đèn, xi nhan, dậm số ý chứ, đi thì còn chưa vững cơ, giờ ngày nào cũng phải đi 8km, ôi một bước mới trong cuộc đời của Hà. Ko giấy tờ, không bằng lái xe, vẫn liều mạng đi... than ôi, cho họ mượn xe hẳn mấy tháng, giờ phải dùng mới lấy để đi, họ trả xe tưởng chừng sẽ đổ đầy xăng cho mình, vì mình mới đi xe nên ko biết gì cả, xe cũng hỏng luôn cả kim chỉ xăng và kim chỉ tốc độ. Mình chịu, lấy xe ở gần trường học, gần 22h tan học, lấy xe về, đi về chưa hết 4km, xe tự nhiên nóng bừng lên, nổ máy to đùng đùng rồi đứng hình, với đứa ko biết gì về xe như mình mà ngày đầu tiên được lấy xe thì khỏi nói rồi, đêm hôm rồi mà xe không chạy nữa, ko biết làm sao, chỉ ngậm ngùi dắt bộ, đến cây xăng vào đổ xăng, đề máy, xe lại chạy ngon lành. Vừa tủi, vừa ức, may là còn gần về đến nhà với cũng gần cây xăng đó, không thì có mà chỉ khóc thôi. Nghĩ lại cũng a cay cực kỳ..........
Thôi, không viết những cái không vui nữa, viết vài chữ để ghi lại thế thôi, sau này còn nhớ lại thời gian khó của mình. Tất cả vì "nữ thần công lý"
hihi, ahihi, ahihi

Sự hình thành và phát triển Nghề Luật sư ở Việt Nam



1. Giai đoạn trước năm 1945
- Nghề luật sư trong các nhà nước phông kiến độc lập ở nước ta hầu như không phát triển. Trong xẫ hội phong kiến Việt Nam nói chung, nghề "thầy cãi, thầy cung, thấy kiện" có vị trí rất thấp, không được coi trọng trong xã hội, bởi cách nhìn không đúng về nghề này. Bởi bản chất của nhà nước và pháp luật phong kiến với đặc trưng về chuyên quyền, độc đoán, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi một cách tuyệt đối của Vua và giai cấp địa chủ. Các bậc vua chú phong kiến luôn coi mình là "thay trời hành đạo". "kẻ bảo vệ dân và bảo vệ sự công bằng", ý chí của vua chúa là cao nhất.
- thời kỳ pháp thuộc, sau khi xâm lược Nam Kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật napoleon của pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo sắc lệnh ngày 25.7.1864 của Hoàng đế Napoleon III tổ chức luật sư được thành lập theo khu vực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào đặt bên cạnh tòa án thuộc địa.
Trước năm 1930, hoạt động Luật sư do người Pháp nắm độc quyền, sau khi ban hành Sắc lệnh ngày 15.5.1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng lUật sư ở Hà Nội và Sài Gòn và có quy định đối tượng tham gia là người Việt Nam.
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1987.
- Sau hơn 1 tháng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ chí minh đã ký sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư.
- Hiến pháp 1959 đã thiết lập hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát, Bộ Tư pháp không còn tồn tại, công tác hành chính tư pháp được iao cho Tòa án tối cao đảm nhiệm, trong đó có công tác bào chữa. Quyền bào chữa của bị cáo đã được hiến pháp năm 1959 quy định tại điều 101., năm 1963 văn phòng luật sư thí điểm được thành lập lấy tên là Văn phòng luật sư Hà Nội.
3. Giai đoạn từ 1987 đến 2001.
- Ngày 18/2/1987 Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sư, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Đánh dấu một bước phát triển có tính bước ngoặt của chế định luật sư ở Việt Nam.
4. Giai đoạn 2001 đến năm 2006.
Ngày 25/7/2001 Pháp lệnh luật sư được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư ở nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Nâng cao vị thế của luật sư trong xã hội mà còn đưa luật sư của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trong khu vực và trên thế giới.
5. Giai đoạn 2006 đến 2012.
Sau 05 thi hành,  Pháp lệnh luật sư 2001đã góp phần tăng nhanh đội ngũ luật sư ở nước ta cả về số lượng và chất lượng, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư. Pháp lệnh đã tạo bước ngoặt lớn trong quá trình hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp đối với nghề luật sư trong điều kiện tình hình mới.
Tuy nhiên thì pháp lệnh cũng bộc lộ một số hạn chế  như chưa đáp ứng được một cách đầy đủ, toàn diện yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, nhất là thời kỳ nhà nước ta đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư năm 2006.
6. Giai đoạn từ 2012- nay.
- Ngay 20/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2006 đã được Quốc hội thông qua.
- Số lượng và chất lượng Luật sư ở nước ta tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.
- Theo GT Luật sư và nghề luật sư , HVTP- 

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Bị ny/ck của bạn ghen

Mới nghe được câu " bạn Hà của em", tiện thể tổng hợp luôn.
- lúc nào cũng Hà.
- gọi lần nào đi chơi cũng thấy bảo củng Vương Hà.
- hai đứa có thân nhau không? - "không thân", nhưng tối nào củng rủ rỉ rù rì.
p/s: Hà ko có tội, vì Hà rất tốt, vì Hà rất yêu các bạn nên mới bị ghen. hhu


Điều kiện để trở thành Luật sư ở Việt Nam

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là 6 năm(hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định.


Các điều kiện cơ bản để một người bình thường trở thành Luật sư bao gồm: 
1. Có bằng cử nhân Luật:
Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học).
VD: Trường ĐH Luật Hà Nội, Trường ĐH Luật thành phố HCM, Khoa Luật - ĐH Quốc gia HN, ... 
2/ Có chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo Luật sư:
Sau khi có bằng cử nhân luật,  đăng ký học lớp đào tạo Luật sư tại Học viện tư pháp (học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp chứng chỉ hoàn thành lớp đào tạo Luật sư.
3. Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư:
Sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng
4.Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư:
Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.
Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).
5.Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư:
Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
6. Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
- Theo Luật luật sư năm 2006, sửa đổi 2012.

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Buổi tối buồn 04/9/2016

Từ sáng đến tối, mọi chuyện trôi qua thật êm đềm ko có nghĩa rằng ngày hôm đó ko có điều gì tồi tệ xảy ra khi bạn chưa đi vào giấc ngủ để chuẩn bị chào đón một ngày mới.
Chỉ vài phút giây trước đây thôi, vẫn còn bình thản ngồi đọc báo mạng, suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra, lòng vô cùng thanh bình, ko một gợn sóng. Vậy chỉ mà một cuộc thoại, 1 lời nói làm trái tim người ta như tan chảy, một động lực có lẽ đủ mạnh để vượt qua thời gian khó đang bước tới này.
Xin vênh mặt lên với một số đối tượng mà lòng không yêu mến, xin cảm ơn những động lực mà các người mang đến. Xin chào và quyết thắng!
Hà!