Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016
Cách làm món Khoai môn lệ phố
Món khoai môn lệ phố:
Nguyên liệu:
- Khoai sọ.
- Trứng gà.
- Bột mì, bột chiên, bột năng.
- Đỗ xanh tróc vỏ.
- Vừng (có hoặc không).
- Đường, vani.
Cách làm:
- Khoai sọ rửa sạch, đem luộc chín. Xong bóc bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sau đó cho lòng đỏ trứng và bột năng, đường vào tán nhuyễn lại 1 lần nữa. Các tùy lượng nhé, mình thì làm ko cân đo gì, cứ làm liệu liệu tay mình thôi.
- Hấp đỗ chín, sau đó cho thêm đường vào giã nhuyễn, viên thành từng viên để làm nhân.
- sau đó, lấy bột khoai mình vừa làm trên nặn và cho nhân đỗ vào, ve cho tròn và lăn qua vừng, vừng sẽ bám vào. Sau đó cho lăn vào bột chiên.
Được các bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng già thì cho bánh vào chiên. Các bạn nhớ văn lửa nhỏ lúc này, ko bánh nhanh cháy lắm.
Lần đầu mình làm, chỉ cho đường vào ko cho gì thêm, nên mốn bánh ko được thơm lắm.
Mình đọc hướng dẫn làm người ta hướng dẫn cho cả pho mai vào nhân giữa, chắc sẽ ngon hơn.
Nói chung mình làm như vậy cũng thành công rồi. Tuy nhiên thì mình thấy ko được thơm lắm.
ảnh đây các bạn ạ.
Nguyên liệu:
- Khoai sọ.
- Trứng gà.
- Bột mì, bột chiên, bột năng.
- Đỗ xanh tróc vỏ.
- Vừng (có hoặc không).
- Đường, vani.
Cách làm:
- Khoai sọ rửa sạch, đem luộc chín. Xong bóc bỏ vỏ, tán nhuyễn. Sau đó cho lòng đỏ trứng và bột năng, đường vào tán nhuyễn lại 1 lần nữa. Các tùy lượng nhé, mình thì làm ko cân đo gì, cứ làm liệu liệu tay mình thôi.
- Hấp đỗ chín, sau đó cho thêm đường vào giã nhuyễn, viên thành từng viên để làm nhân.
- sau đó, lấy bột khoai mình vừa làm trên nặn và cho nhân đỗ vào, ve cho tròn và lăn qua vừng, vừng sẽ bám vào. Sau đó cho lăn vào bột chiên.
Được các bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu nóng già thì cho bánh vào chiên. Các bạn nhớ văn lửa nhỏ lúc này, ko bánh nhanh cháy lắm.
Lần đầu mình làm, chỉ cho đường vào ko cho gì thêm, nên mốn bánh ko được thơm lắm.
Mình đọc hướng dẫn làm người ta hướng dẫn cho cả pho mai vào nhân giữa, chắc sẽ ngon hơn.
Nói chung mình làm như vậy cũng thành công rồi. Tuy nhiên thì mình thấy ko được thơm lắm.
ảnh đây các bạn ạ.
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016
Trái Tim Người Thẩm Phán
TRÁI TIM NGƯỜI THẨM PHÁN
trái tim người thẩm phán |
Trước phiên tòa một nét mặt uy nghiêm
Lời tuyên án nhân danh đất nước
Nhưng phía sau mấy ai hiểu được
Thẩm phán chúng tôi cũng một con người
Sau lời tuyên ai khóc ai cười
Trái tim tôi vẫn còn day dứt
Trước cuộc sẻ chia không hề hàn gắn được
Đứa con nào thiếu tình mẹ, tình cha
Ai đã từng ngồi trước phiên tòa
Sau án tử hình. Gia đình nạn nhân đàm đìa nước mắt
Dẫu chốn pháp đình gan vàng dạ sắt
Trái tim tôi – vẫn một trái tim người
Ôi! Mong sao cho mọi cuộc đời
Đừng oan trái và đừng tội lỗi
Để nụ cười thay lời xét hỏi
Thất nghiệp từ quan tôi cũng vui lòng
Đất nước yên bình dài rộng núi sông
Bởi chúng ta có một trí tim hồng.
$$$$ - Đỗ Việt Dũng - $$$$
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016
Sự phân chia quyền lực trong luật pháp Hoa Kỳ
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG:
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Điều này được thể hiện ở chỗ: lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Hoa Kỳ. Như đã giải thích, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
Hiến pháp đã xác định ranh giới giữa luật liên bang và bang, trong đó có sự phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
Ngoài ra,luật pháp của Hoa Kỳ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua mà trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.
Về Hiến pháp:
Hiến pháp Hoa Kỳ mang tính tối cao của Luật liên bang
Trong giai đoạn 1781–1788 Hoa Kỳ đã thiết lập một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh để điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang với một Quốc hội tòan quốc tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án của các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyền pháp lý liên bang, trừ quy định về Tòa án Hàng hải.
Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:
Theo đó, Hiến pháp và các luật của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp. Tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của các đạo luật, đó là: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái; Khi có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong những lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Điều này đã được các tu chính án Hiến pháp tiếp tục làm rõ trong lịch sử Hoa kỳ nhằm định rõ đường phân giới giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
Mặt khác, trong quá trình dự thảo Hiến pháp để củng cố nhà nước liên bang, một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.
a.Lập pháp
Hiến pháp trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại.
Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn.Bởi vì nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
b. Tư pháp
Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết ...”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.
Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền(được Hiến pháp ủy quyền)là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó.
Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại ... giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều khi ngành tư pháp diễn giải “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) của Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào.
c. Hành pháp
Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống và nội các. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngành hành pháp cũng phát triển thêm. Hiện Hoa Kỳ có 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.
Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là không rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 21131). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một Công tố viên liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.
Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vì vậy, vai trò của ngành hành pháp cũng có nhiều thay đổi. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Giả sử các nhà làm luật muốn cấm các lọai dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớt một phần thẩm quyền cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nước và không khí của các ngành công nghiệp.
Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể vượt quá khung luật pháp cho phép: chẳng hạn có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xác các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm.Hoặc đôi khi luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của luật và phán xử các vi phạm đó, thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt. Trong khi đó các tòa án lại có thẩm quyền vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.
Bên cạnh Hiến pháp và các luật, để điều chỉnh các quan hệ trong hệ thống phân quyền còn có các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp – như hành vi cướp ngân hàng – nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống thì Hoa Kỳ đã sử dụng Thông luật để áp dụng:
Chẳng hạn, khi không có sự khống chế của hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các tranh chấp dân sự (hợp đồng, giao dịch), do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.
Ngoài thông luật, Tiền lệ pháp cũng được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Chẳng hạn, khi tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để thực hiện, tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.
Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai ... bị buộc phải làm chứng chống lại mình”. Hoặc có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh!
Trong khi đó các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội.
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải.
Biên dịch từ các ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Nguồn: Cô Nguyễn THị Phượng
Cơ chế bảo hiến trên thế giới và ở Việt Nam
1. Các mô hình bảo vệ Hiến pháp ở các nước
* Mô hình Bảo hiến châu Âu
Tại nhiều nước ở châu Âu, quyền giám sát Hiến pháp được trao cho các cơ quan bảo hiến chuyên trách (Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến) có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu theo một chế độ đặc biệt.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về Hiến pháp được thực hiện theo yêu cầu trực tiếp của các tổ chức chính trị, các Toà án thậm chí của cả cá nhân. Quyết định của Tòa án Hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến có giá trị bắt buộc.
Hoạt động giám sát Hiến pháp ở châu Âu có sự kết hợp giữa việc giải quyết các vụ việc cụ thể với giải quyết đồng thời cả những việc có tác dụng chung cho cả xã hội thông qua đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền.
* Mô hình Bảo hiến ở Hoa Kỳ
Tại mỹ, mô hình giám sát Hiến pháp với Tài phán Hiến pháp không tách rời mà nằm trong hệ thống Tòa án. Mô hình này thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp.
Ưu điểm của mô hình này là bảo hiến không trừu tượng vì nó liên quan đến những vụ việc cụ thể nên bảo vệ Hiến pháp một cách cụ thể. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nó là việc phán quyết của Tòa án về tính hợp hiến chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tham gia tố tụng và khi một đạo luật được Tòa án xác định là trái Hiến pháp thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng và chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới, nếu là phán quyết của Tòa án tối cao thì có giá trị bắt buộc đối với cả hệ thống tư pháp. Như vậy, Tòa án không có thẩm quyền hủy bỏ đạo luật bị coi là trái với Hiến pháp và về hình thức đạo luật đó vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế sẽ không được Tòa án áp dụng.
* Mô hình bảo hiến hỗn hợp Âu - Mỹ
Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách (tòa án Hiến pháp) và cà các Tòa án thuộc hệ thống tư pháp, trong đó thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp.
2.Cơ chế giám sát Hiến pháp tại Việt Nam
Việc giám sát tuân thủ Hiến pháp theo cơ chế phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác). Do đó, mô hình giám sát Hiến pháp ở Việt Nam là giám sát bởi Quốc hội và được quy định tại nhiều VBPL:Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001; Luật tổ chức Quốc hội năm 2001; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2004; Luật tổ chức Chính phủ năm 2001; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội; quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội…
Hiến pháp năm 1992, điều 83, 84 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”, “thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội”. Đó là, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hội đồng dân tộc và Ủy ban Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực mà Hội đồng và các Ủy ban phụ trách.
Chủ tịch nước cũng thực hiện vai trò giám sát đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Như Thủ tướng chính phủ có quyền “đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên”, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết cảu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản cảu cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. (Điều 114 Hiến pháp năm 1992).
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
Tòa án nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa chữa, bãi bỏ.
Viện kiểm sát nhân dân từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 thực hiện việc giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước từ cấp bộ trở xuống, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân với tính cách như là một hình thức giám sát của Quốc hội. Nhưng đến năm 2001 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã bãi bỏ chức năng này của Viện kiểm sát nhưng vẫn giữ lại quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Hội đồng nhân dân giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Như vậy, việc bảo vệ Hiến pháp theo cơ chế hiện hành đã có sự lẫn lộn giữa quyền lập hiến và quyền tài phán. Mặt khác, giám sát tối cao của Quốc hội lại phụ thuộc vào cơ quan của Quốc hội nên không tránh khỏi sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo hiến.
3.Thành lập cơ quan Bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc thành lập cơ chế bảo hiến ở Việt Nam. trong đó có quan điểm giao chức năng giám sát Hiến pháp cho cơ quan nào đang tranh cãi nhiều nhất trên các diễn đàn khoa học. Vì vậy xuất phát từ thực tiễn đất nước và hệ thống pháp luật hiện hành cần thiết tìm kiếm mô hình cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Theo chúng tôi, trong những năm tới Việt Nam cần thành lập Tòa án Hiến pháp (hay Tòa Bảo hiến) để thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, do tính chất của Tòa án Hiến pháp không đơn thuần là cơ quan tư pháp mà vừa có tính chất tư pháp vừa có tính chất chính trị, vừa giám sát quyết định vừa giám sát tư vấn, tham vấn, có cả giám sát trước và cả giám sát sau.
Với mô hình này chỉ có một cơ quan chuyên trách chuyên bảo vệ Hiến pháp – Tòa Bảo hiến. Vì vậy, vị trí của cơ quan bảo hiến cần được được xác định rõ ràng, độc lập với quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp. Trên cơ sở đó khi Tòa án Bảo hiến ra đời phải sửa đổi lại thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước trong việc bãi bỏ, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Theo đó thẩm quyền của Tòa Bảo Hiến bao gồm:
* Phán quyết về tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế.
* Giải quyết các khiếu kiện của cá nhân, công dân Việt Nam đối với các quyết định, hành vi hành chính có dấu hiệu vi hiến.
* Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức.
* Giải thích Hiến pháp đảm bảo cho các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp được thực hiện thống nhất.
Đây là phương án tương đối phổ biến trong nhiều mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới. Tính độc lập của cơ quan bảo vệ Hiến pháp được đảm bảo bởi tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
Vì vậy, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc thành lập Tòa Bảo hiến nhằm bảo đảm, bảo vệ việc đề cao quyền con người, quyền công dân ở vị trí trung tâm của mọi mối quan hệ với Nhà nước. Bên cạnh đó, việc thành lập Tòa Bảo hiến còn nhằm giới hạn sự can thiệp một cách quá mức của Nhà nước cũng như chống lại sự vi phạm thẩm quyền, vượt quá và lạm quyền của cá nhân, tổ chức nhà nước trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công dân và toàn xã hội.
Nguồn: Cô Nguyễn Thị Phượng
Mô hình tổ chức thanh tra của một số nước trên thế giới
Nguồn: Cô Nguyễn Thị Phượng
Trước yêu cầu tiếp tục đổi mới về cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế giám sát quyền lực từ bên ngoài hệ thống, trong bài viết chúng tôi muốn giới thiệu một số mô hình tổ chức thanh tra trên thế giới với cơ chế tổ chức thực hiện giám sát có hiệu quả cao làm cơ sở cho việc tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra cách thức tổ chức thanh tra phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở VN.
Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hình thức tổ chức nhà nước cũng như hệ thống pháp luật. Các hình thức tổ chức này tồn tại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, xét về chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan nhà nước đều được chia thành 3 loại: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quá trình phát triển của đời sống xã hội đã và đang thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan trên cũng như sự đòi hỏi cần phải có sự giám sát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quyền lực đối với các cơ quan có chức năng điều hành, quản lý trong bộ máy nhà nước.
Việc thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào thể chế chính trị - hành chính cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi nhà nước. Do đó, căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, đa phần các quốc gia trên thế giới đều thành lập ba loại hình cơ quan tiêu biểu sau:
- Thanh tra Quốc hội;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hành chính;
- Thanh tra chuyên ngành .
1. Thanh tra Quốc hội trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
Thanh tra Quốc hội của các nước trên thế giới được tổ chức khá hoàn thiện và là mô hình phổ biến ở các quốc gia Bắc Âu, châu Mỹ, điển hình là Thụy Điển (đầu thế kỷ XX), Đan Mạch, Canađa, Pháp (Luật Tổ chức cơ quan Thanh tra Quốc hội năm 1972, thực hiện chức năng khiếu nại, tố cáo). Ở Anh, Thanh tra Quốc hội được gọi là Ủy viên hội đồng về quản lý hành chính của Quốc hội, có nhiệm vụ điều tra các khiếu nại của công dân được chuyển đến qua các nghị sỹ khi cho rằng có sự bất công do quản lý, điều hành kém. Đến đầu thập kỷ 1992 thế kỷ XX đã có 58 quốc gia trên thế giới thành lập Thanh tra Quốc hội và cũng để nâng cao hiệu lực hoạt động của cơ quan này, các nước đã thành lập Hiệp hội Thanh tra Quốc tế (International Ombudsman Institution - viết tắt là IOI) - là tổ chức hợp tác giữa các cơ quan thanh tra của các nước trên thế giới.
Xuất phát từ quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, Quốc hội là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện quyền giám sát mọi hoạt động của các cơ quan công quyền: xem xét, giám sát hoạt động của Chính phủ và Tòa án nhằm bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm minh. Ví dụ, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước phải tôn trọng triệt để nguyên tắc bình đẳng của mỗi cá nhân trước pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan. Khi một quyết định hành chính được ban hành mà trái pháp luật gây hậu quả xấu tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, thì họ có thể khởi kiện quyết định hành chính đó tại Tòa hành chính hoặc gửi đơn đến Thanh tra Quốc hội yêu cầu xem xét, nhằm giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, Thanh tra Quốc hội là một trong những công cụ quan trọng trong việc kiểm soát và đánh giá việc quản lý đất nước các hoạt động của Chính phủ và việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp.
* Về tổ chức của Thanh tra Quốc hội (Nghị viện)
Thanh tra Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, được thành lập bởi một đạo luật của Nghị viện. Ở Thụy Điển, cơ quan Thanh tra Quốc hội gồm có 4 thành viên, Đan Mạch có 6 thành viên, ở Canađa số lượng nhiều hơn song ngoài ra còn có Văn phòng đại diện đặt tại một số tỉnh, thành phố.
- Về cơ chế hoạt động, Thanh tra Quốc hội ở các quốc gia này hoạt động độc lập với các cơ quan hành pháp, tư pháp và không bị chi phối bởi bất cứ cá nhân, hay cơ quan nào, thậm chí, Quốc hội cũng không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan này. Quốc hội lựa chọn thanh tra viên nhằm giúp Quốc hội giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền, mà không có quyền ra lệnh hoặc áp đặt các mệnh lệnh buộc thanh tra phải xem xét, giải quyết một vụ việc nhất định.
Tại các quốc gia đa đảng, Thanh tra Quốc hội là tổ chức phi chính trị nhằm bảo đảm tính khách quan, trung lập trong việc thực thi nhiệm vụ.
- Về cơ cấu, Thanh tra Quốc hội gồm có: Chủ tịch Thanh tra và các thành viên do Quốc hội bầu theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Thanh tra Quốc hội tùy thuộc vào quy định pháp luật mỗi nước, thông thường là 4 năm.
+ Chủ tịch thanh tra Quốc hội là người điều hành chính các hoạt động của Thanh tra Quốc hội, có quyền quyết định các biện pháp quản lý, ra các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thanh tra viên xem xét, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền.
+ Thanh tra viên Quốc hội phải là người có trình độ, năng lực, phảm chất, đạo đức, nghề nghiệp chuyên môn cao cũng như kiến thức về pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước. Mỗi thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước Nghị việc (Quốc hội) về các hoạt động của mình.
+ Ngoài các thanh tra viên, Thanh tra Quốc hội còn bổ nhiệm thêm các trợ lý giúp viêc hoặc các nhân viên phục vụ trong những trường hợp nhất định để phục vụ cho các hoạt động điều tra, thanh tra.
* Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Quốc hội
Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi nước (Điều 2, 3, 4, 5 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển ngày 13- 10 - 1986; Điều 4 Luật Thanh tra Quốc hội Đan Mạch ngày 17- 9- 1986; Điều 15 Luật Giám sát hành chính của Trung Quốc ngày 9- 5- 1997...), Thanh tra Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ nhất định. Song nhìn chung cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước như: giám sát hoạt động các cơ quan hành chính, các Tòa án nhằm bảo đảm cho các cơ quan này thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật, bảo đảm tính khách quan và công bằng: “Thanh tra Quốc hội giám sát đối với các bộ trưởng, các viên chức nhà nước và những người làm việc trong cơ quan hành hcinhs nhà nước, những người có trách nhiệm thực thi công vụ trong những cơ quan thực hiện lợi ích công cộng của chính quyền địa phương”,“Thanh tra Quốc hội đảm bảo cho Tòa án và các cơ quan quyền lực công trong quá trình hoạt động phải tuân theo quy định của Hiến pháp về tính khách quan và công bằng, đảm bảo các quyền cơ bản và quyền tự do của công dân không bị xâm hại bởi hoạt động quản lý.
Trong việc giám sát các cơ quan địa phương, Thanh tra Quốc hội có xét đến các quy tắc mà họ tự xác định”(Điều 3 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển năm 1986).
Thanh tra Quốc hội còn thực hiện chức năng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tiến hành các hoạt động thanh tra đối với các trại giam, bệnh viện và những cơ sở khác theo quy định của pháp luật (Điều 4 Nghị định 48 ngày 9-2-1962 về Thanh tra Quốc hội của Đan mạch, Khoản 2, 3, 4 Điều 18 Luật giám sát hành chính của Trung quốc năm 1997).
- Thông qua hoạt động giám sát, Thanh tra Quốc hội thực hiện các quyền sau:
+ Thanh tra trụ sở cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc điều tra, kiểm tra những vấn đề có liên quan;
+ Thanh tra, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền (Khoản 5 Điều 6, Điều 7, 8, 9 Luật Thanh tra quốc hội của Đan mạch);
+ Có quyền đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cách chức, thu hồi giấy phép hành nghề đối với những công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động công vụ.
+ Có quyền phạt tiền hoặc áp dụng biện pháp xử lý đối với người có hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ (Điều 21 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển).
* Về hoạt động của Thanh tra Quốc hội
Thông qua hoạt động của Thanh tra quốc hội, Kiểm toán là các cơ quan của Quốc hội, hoạt động thanh tra được thực hiện từ việc tiếp nhận giải quyết các khiếu nại của công dân; đến việc điều tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật của công chức nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước (Thuỵ Điển). Thông qua việc kiểm soát hoạt động thu, chi, sử dụng ngân sách của Chính phủ, Nghị viện giám sát được các hoạt động tài chính của những cơ quan hành pháp, đây là biện pháp kiểm soát mạnh mẽ, hữu hiệu nhất của Nghị viện thông qua Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán của Quốc hội. Ở một số nước còn quy định Nghị viện giao cho các Uỷ ban trực thuộc hoặc Uỷ ban đặc biệt (Vương quốc Anh Năm 2009 điều tra về việc Một số nghị sỹ sử dụng tiền của nhà nước để chi cho các dịch vụ cá nhân đã dẫn tới nhiều nghị sỹ phải từ chức) để điều tra, xem xét làm rõ về một vấn đề, một hoạt động nào đó của Chính phủ trong việc sử dụng ngân sách nhà nước khi Nghị viện cho rằng đã có sự vi phạm.
Thanh tra Quốc hội là một phần hoạt động giám sát chung của Quốc hội đối với các cơ quan quyền lực công. Theo qui định của pháp luật một số nước có phân công rõ rệt phạm vi giám sát của Quốc hội và cơ quan Thanh tra Quốc hội. Tức là Quốc hội giám sát hoạt động của nội các và các thành viên của nội các. Thanh tra Quốc hội giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan hành chính, Toà án hành chính, các Toà án khác. Cơ quan Thanh tra Quốc hội có quyền thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tất cả các cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương, nhất là việc thực hiện chức trách, công vụ của công chức nhà nước. Thanh tra Quốc hội có quyền điều tra các vụ việc thuộc thẩm quyền, có quyền khởi tố, truy tố nhân viên nhà nước phạm tội trong quá trình thực thi công vụ. Thanh tra Quốc hội có quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, việc điều tra không giống hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; việc điều tra, khởi tố, truy tố chỉ được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt. Trong thực tế, quyền hạn này hiện nay ít được thực hiện mà nó chỉ mang ý nghĩa về mặt truyền thống. Nhưng với những quy định về quyền hạn này thì vai trò của Thanh tra Quốc hội hết sức quan trọng.
- Giải quyết khiếu nại - đây là hoạt động chủ yếu của Thanh tra Quốc hội được pháp luật của nhiều nước quy định.
Thanh tra Quốc hội có thể trực tiếp tiến hành điều tra xem xét giải quyết khiếu nại và cũng có thể chuyển vụ việc cho cơ quan hành chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Khi xem xét giải quyết, Thanh tra Quốc hội có thể tổ chức việc điều tra nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, để yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ. Cuối cùng là đưa ra kết luận về sự việc đó, chẳng hạn, trong trường hợp việc khiếu nại của công dân là đúng, thì Thanh tra Quốc hội sẽ kiến nghị yêu cầu cơ quan bị khiếu nại phải áp dụng các biện pháp sửa chữa, khắc phục những hậu quả đã gây ra cho công dân, kể cả những kiến nghị nhằm xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện, Thanh tra Quốc hội sẽ gửi báo cáo lên Quốc hội để cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc cơ quan bị khiếu nại phải thi hành. Các báo cáo của Thanh tra Quốc hội phải được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tạo sức ép về dư luận buộc cơ quan sai phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Năm 1995, Thanh tra Quốc hội Liên hiệp Anh đã tiếp nhận 1.706 khiếu nại mới, trong đó đã xem xét, giải quyết được 245 vụ, khám phá ra 236 vụ là hoàn toàn hoặc đúng một phần và 9 vụ oan sai
Tuy nhiên, không phải vụ việc nào Thanh tra Quốc hội cũng thụ lý và giải quyết đơn thư do công dân chuyển đến, chẳng hạn các quyết định hành chính, hành vi hành chính được chuyển đến theo yêu cầu của pháp luật mà chưa được cơ quan hành chính xem xét giải quyết hoặc cơ quan hành chính cấp trên giải quyết; những khiếu nại liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án hoặc khiếu nại đối với vụ việc đã xảy ra trong thời gian quá lâu... thì Thanh tra Quốc hội cũng không thụ lý giải quyết .
- Hoạt động thanh tra: Thanh tra Quốc hội được quyền tiến hành thanh tra đối với hoạt động của các nhà tù, bệnh viện và các cơ sở của các cơ quan nhà nước có chức năng tuyển dụng lao động. Việc thực hiện thanh tra của các cơ sở này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, bảo vệ công lý trong quá trình quản lý phạm nhân tại các nhà tù.
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Quốc hội có quyền thu thập chứng cứ, xem xét hồ sơ, tài liệu và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trả lời chất vấn để làm rõ nội dung sự việc. Sau khi hồ sơ, chứng cứ đã đầy đủ, Thanh tra Quốc hội lập báo cáo kết luận về vụ việc thanh tra, trong đó nêu lên những sai phạm của cá nhân, tổ chức và đề xuất các biện pháp xử lý đối với người vi phạm (Điều 6 Luật Thanh tra Quốc hội thụy Điển, Điều 9, 10, 11 Nghị định 48 về thanh tra Quốc hội Đan Mạch). Ngoài ra, Thanh tra Quốc hội còn đưa ra các khuyến nghị nhằm khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật.
- Hoạt động điều tra: Với tư cách là cơ quan có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, Thanh tra Quốc hội có quyền điều tra xem xét các vụ việc khiếu nại theo thẩm quyền, nhất là đối với các hoạt động công vụ.
Theo quy định của Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển, nếu phát hiện công chức có hành vi phạm tội trong quá trình thi hành công vụ, Thanh tra viên có quyền tiến hành điều tra sơ bộ tự mình khởi tố vụ án hình sự, đề nghị cơ quan công tố truy tố vụ việc trước pháp luật.
Ngoài việc thanh tra, theo đơn thu khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Quốc hội còn tự mình tiến hành các cuộc điều tra, thanh tra khi phát hiện có vi phạm pháp luật mà cơ quan, báo chí hoặc dư luận xã hội phản ánh hoặc đưa tin.
Tóm lại, xuất phát từ quyền lực của Quốc hội, Thanh tra Quốc hội là cơ quan của Quốc hội (Nghị viện), thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của tòa án với nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Để thực hiện thẩm quyền của mình, Thanh tra Quốc hội tiến hành hoạt động trên hai phương diện: giải quyết khiếu nại của công dân và thanh tra đối với một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động thanh tra, điều tra vụ việc, giải quyết đơn thư khiếu nại, Quyền hạn của Thanh tra Quốc hội có quyền đưa ra những kết luận, kiến nghị để xử lý đối với những sai phạm của cơ quan, tổ chức cũng như của cá nhân có liên quan. Vì vậy, Quyền hạn của Thanh tra Quốc hội đã khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động thực thi quyền lực công và là chỗ dựa tin cậy của công dân.
2. Thanh tra, giám sát hành chính
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, chống các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của đội ngũ công chức, nhiều quốc gia đã thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính để kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập...
Khác với Thanh tra Quốc hội, Thanh tra, giám sát hành chính không trực thuộc cơ quan quyền lực mà trực thuộc Chính phủ- cơ quan hành pháp cao nhất, nhưng độc lập với các cơ quan Tư pháp. Thanh tra, giám sát hành chính ở mỗi nước có tên gọi khác nhau: Trung Quốc gọi là Bộ giám sát hành chính; Hàn Quốc - Ban thanh tra và kiểm toán; Ai Cập - cơ quan Giám sát hành chính...
* Về cơ cấu tổ chức:
Người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính do người đứng đầu cơ quan hành pháp bổ nhiệm (Tổng thống hoặc Thủ tướng) với sự phê chuẩn của Quốc hội. Thời hạn làm việc không quá 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ khoảng 4 năm. Pháp luật hầu hết của các quốc gia trên quy định người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính tương đương với hàm Bộ trưởng, tại Hàn Quốc, Chủ tịch Ban thanh tra và kiểm toán tương đương với hàm Phó Thủ tướng; Ai Cập quy định người đứng đầu cơ quan Giám sát hành chính tương đương hàm Bộ trưởng nhưng không phải là thành viên Chính phủ.
Thanh tra viên là những người có năng lực, kiến thức và hiểu biết về pháp luật và thường được tuyển dụng từ những công chức có thâm niên trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan Tư pháp, nhất là tại Toà án. Nhân viên trong cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính được phân chia thành các ngạch, bậc và sắp xếp theo từng lĩnh vực chuyên môn.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính gồm các bộ phận như phòng ban, đơn vị được tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ. Có nước được tổ chức theo cấp hành chính hoặc tổ chức tập trung ở cấp Trung ương và đặt các Văn phòng đại diện ở một số khu vực. Ví dụ: ở Trung Quốc, Bộ giám sát hành chính được thành lập tại Trung ương là cơ quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ). Các cơ quan Giám sát được thành lập tại địa phương thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp. Ở Ai Cập, cơ quan giám sát được tổ chức chủ yếu ở cấp Trung ương gồm: các Tổng cục, Cục, đơn vị chức năng và Văn phòng đại diện của cơ quan giám sát đặt tại những khu vực nhất định để giám sát một hoặc một số tỉnh, thành phố mà không thành lập cơ quan giám sát của chính quyền địa phương.
Tóm lại, sự ra đời của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính gắn liền với sự phát triển và mở rộng quyền hạn các cơ quan hành pháp. Nó được thành lập để thực hiện chức năng kiểm soát, chống xu hướng lạm quyền của các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Do đó, trong hoạt động nó xuất hiện với tư cách là tai mắt của người đứng đầu cơ quan hành pháp.
* Về chức năng, nhiệm vụ
Về mặt tổ chức, các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính ở các quốc gia khác nhau thì có những điểm khác nhau, song nhìn chung về chức năng, nhiệm vụ đều có những điểm cơ bản, đó là:
- Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước nhằm bảo đảm sự chấp hành và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
- Xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
- Thanh tra về thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đối tượng khác thuộc quyền giám sát.
Bên cạnh đó, tùy thuộc thể chế ở từng quốc gia cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính còn có những chức năng, nhiệm vụ khác. Chẳng hạn, Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc có nhiệm vụ xác nhận các quyết toán về thu và sử dụng ngân sách quốc gia; kiểm toán các cơ quan nhà nước; các cơ quan tự quản ở địa phương; các tổ chức được Nhà nước trao quyền. Ở Trung Quốc có Bộ giám sát hành chính và Uỷ ban kiểm tra kỷ luật của Đảng, các cơ quan này kết hợp với nhau tạo thành mô hình “một nhà hai cửa”. Lãnh đạo cơ quan là Uỷ viên Bộ chính trị phụ trách công tác kiểm tra kỷ luật đảng và một Bộ trưởng phụ trách công tác giám sát hành chính thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời xem xét kỷ luật đảng đối với cán bộ, công chức là đảng viên. Ở Lào có tổ chức Thanh tra, kiểm tra kỷ luật Đảng. Tại Ai Cập, cơ quan Giám sát hành chính (Administrative Control Agency - gọi tắt là ACA) có quyền giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức nhà nước, các tổ chức kinh tế tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, hợp tác xã sản xuất kinh doanh có quan hệ về tài chính với Nhà nước. Về thẩm quyền, cơ quan này có quyền tiếp nhận điều tra, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực của những đối tượng thuộc quyền giám sát, thanh tra các vụ tiêu cực của công chức trong cơ quan hành chính và có quyền điều tra khởi tố vụ án hình sự. Bên cạnh đó, Thanh tra, giám sát hành chính ngoài việc đưa ra kết luận, kiến nghị để xử lý những trường hợp cụ thể, còn phân tích, đánh giá những vấn đề có tính chất rộng lớn để tìm ra nguyên nhân, tình trạng quản lý yếu kém, tham nhũng.
* Quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, theo quy định của pháp luật các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính có các quyền hạn sau:
- Giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước.
- Giám sát và thanh tra các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất, kinh doanh... trong việc thực hiện những nhiệm vụ do cơ quan hành chính nhà nước uỷ quyền hoặc có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tiếp nhận điều tra khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức nhà nước.
Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi quốc gia, phạm vi và mức độ thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này được xác định khác nhau. Ví dụ, cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc và Ban thanh tra, kiểm tra kỷ luật của Lào, khi xem xét đơn thư khiếu nại liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, sau khi kết luận có việc vi phạm xảy ra thì cơ quan này có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật (Lào) hoặc theo thẩm quyền có thể áp dụng hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm (Trung Quốc). Còn cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập có quyền tiếp nhận điều tra những tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức nhà nước. Sau khi xem xét làm rõ, có quyền khởi tố vụ án hình sự (đối với một số vụ việc được pháp luật quy định) trong trường hợp công chức đã vi phạm nghiêm trọng trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Trong những trường hợp khác, khi phát hiện ra hành vi tội phạm thì cơ quan này phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Hàn Quốc, Ban thanh tra và kiểm toán cũng có quyền tiếp nhận và điều tra các hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức vi phạm pháp luật về kế toán thống kê. Phạm vi thanh tra và kiểm toán của cơ quan này rất rộng không bó hẹp trong các cơ quan hành chính nhà nước mà đối tượng kiểm toán bao gồm cả các quyết toán của Quốc hội, Toà án, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức dưới quyền trực tiếp của Tổng thống, kể cả Ban thư ký của Tổng thống, các Bộ, ngành...
* Về quyền hạn của các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc đang được xem xét; xem xét hồ sơ tài liệu, kể cả tài liệu lưu giữ của cơ quan nhà nước được coi là bí mật để phục vụ việc thanh tra, giám sát.
- Yêu cầu cá nhân (đối tượng chịu sự giám sát) trả lời chất vấn và giải thích những vấn đề liên quan đến vụ việc cần làm rõ.
- Tạm đình chỉ công tác hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ công tác công chức nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc cản trở việc điều tra.
- Đưa ra kết luận, kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm về chức trách công vụ. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang cơ quan Điều tra để truy cứu tránh nhiệm hình sự.
- Được quyền đưa ra kết luận, đánh giá về công chức khi cơ quan có thẩm quyền xem xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bố trí vào những cương vị công tác nhất định.
* Về Hoạt động của cơ quan Thanh tra và giám sát hành chính
Cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính các nước trên đều có chức năng, nhiệm vụ chung là giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, tùy thuộc quy định pháp luật mỗi quốc gia nên phương thức hoạt động cũng có những nét đặc thù riêng nhất là ở Ai Cập, Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Hoạt động của cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập ( gọi tắt là ACA)
Được thành lập từ năm 1980, lúc đầu là bộ phận thuộc cơ quan Công tố. Năm 1954 ACA được tách ra bởi Sắc lệnh số 54 của Tổng thống Gaman Apđen Natxe thành cơ quan giám sát hành chính độc lập. Năm 1980 ACA lại bị giải tán và đến 1982 lại được tái thành lập và được tổ chức từ trung ương đén cơ sở.
Hiện nay, cơ cấu của ACA gồm 4 Tổng cục có chức năng giám sát, 2 Tổng cục có chức năng hỗ trợ. Mỗi Tổng cục có từ 4- 6 Vụ. Ở địa phương không có cơ quan giám sát những có 16/26 tỉnh có Văn phòng giám sát. Toàn bộ hệ thống ACA có 1800 người, trong đó có 600 thanh tra viên
Hoạt động giám sát của cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập theo quy định đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của người đứng đầu tại Trung ương. Những thông tin thu được từ các văn phòng giám sát tại 16 tỉnh được chuyển về trung tâm ACA xử lý và quyết định. Trong hoạt động, ngoài việc tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát để giải quyết các vụ việc phức tạp, ACA còn giao cho mỗi Thanh tra viên theo dõi giám sát một hoặc một số đối tượng nhất định theo kế hoạch đã được phân công để chủ động tiến hành thanh tra, giám sát theo thẩm quyền.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành chính, ACA chú trọng việc phát hiện từ xa để hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện vi phạm thì giải quyết kịp thời và xử lý nghiêm minh để ngăn chặn hậu quả và răn đe giáo dục. Trong quá trình thực thi quyền giám sát, ACA thường chú trọng tập trung vào các hoạt động kinh tế, nhất là việc ký kết, thực thi những hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác xuất nhập khẩu với nước ngoài, vì đây là môi trường dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Để phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ACA đã thiết lập“điện thoại nóng” để tiếp nhận một cách nhanh nhất các thông tin do nhân dân cung cấp cùng với việc sử dụng các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong khi xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến những vấn đề phức tạp, chuyên ngành sâu cũng như mạng lưới cộng tác viên rộng rãi để tăng cường sự giám sát, kiểm tra của cơ quan đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát trên phạm vi và địa bàn rộng lớn. Vì vậy, các báo cáo kết luận, quyết định, kiến nghị của cơ quan này có tính thuyết phục cao và có tác dụng giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.
Hiện nay, ở Ai Cập tồn tại nhiều loại hình thanh tra, kiểm tra. Ngoài cơ quan Giám sát hành chính, còn có Thanh tra Quốc hội, Thanh tra tư pháp, Thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan này không cản trở, chồng chéo nhau mà có tác dụng phối hợp, hỗ trợ với nhau.
- Hoạt động của Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc (BAI)
Theo Luật về Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc ngày 13 – 12 – 1963, sửa đổi ngày 31- 12- 1970 và ngày 25- 01 - 1973, Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc thực hiện 2 chức năng cơ bản là thanh tra và kiểm toán.
Theo quy định, BAI có quyền kiểm toán các tài khoản của Nhà nước, tài khoản của cơ quan tự quản địa phương, các tài khoản của Ngân hàng Hàn Quốc và các tổ chức được Nhà nước giao quyền, các tài khoản của các tổ chức khác chịu sự kiểm toán của BAI.
- Về thanh tra hành chính:
+ Thanh tra việc thực hiện chức năng hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và việc thực thi công vụ của công chức nhà nước, trừ các công chức Quốc hội và Toà án;
+ Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tự quản địa phương và thực hiện công vụ của công chức địa phương. Theo Luật về Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc thì có 2 phương pháp được áp dụng cho thanh tra và kiểm toán: kiểm toán và thanh tra gián tiếp; kiểm toán và thanh tra trực tiếp.
- Kiểm toán và thanh tra gián tiếp là việc xem xét, đánh giá các báo cáo định kỳ của những cơ quan, tổ chức được gửi về BAI, sau đó cơ quan này tiến hành kiểm toán thông qua những văn bản kế toán và các chứng từ khác nhằm thẩm tra tính đúng đắn của các báo cáo trên.
- Kiểm toán và thanh tra trực tiếp là việc tiến hành thanh tra và kiểm toán thực tế. Hoạt động này thường được thực hiện theo trình tự thủ tục như nghiên cứu chuẩn bị; xây dựng kế hoạch; tiến hành thanh tra và kiểm toán; báo cáo và kiến nghị.
Luật về Ban thanh tra và kiểm toán còn quy định cho BAI một số quyền hạn cụ thể để thực thi nhiệm vụ được giao, đó là:
+ Quyền tiếp cận những văn bản nhằm thu thập chứng cứ.
+ Các nhân viên kế toán phải cung cấp cho BAI những tài liệu, giấy tờ, báo cáo và các thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính.
+ Được quyền yêu cầu những người có liên quan giải trình những vấn đề cần được làm rõ về hoạt động quyết toán và sử dụng ngân sách nhà nước. Nếu một người là đối tượng từ chối hoặc thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp tài liệu thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Sau khi có báo cáo kết luận về vụ việc được thanh tra, kiểm toán, BAI có quyền đưa ra các phán quyết và kiến nghị, quyết định về trách nhiệm bồi thường (đối với người có hành vi vi phạm), đề nghị hình thức kỷ luật (đối với người vi phạm kỷ luật), yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã xảy ra; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản sai trái không phù hợp với thực tế. Qua thanh tra và kiểm toán, nếu thấy rằng có hành vi tội phạm xảy ra, BAI lập báo cáo gửi tới cơ quan Công tố đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.
- Về giải quyết khiếu nại: Khi có đơn thư phản ánh, BAI tiếp nhận và xem xét những khiếu nại của những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi việc làm trái pháp luật hoặc không công bằng của Kiểm toán viên, của công chức, những người là đối tượng thuộc phạm vi giám sát. BAI thiết lập “đường dây nóng” miễn phí từ ngày 10.10.1993 để tiếp nhận và xử lý nhanh nhất các thông tin tố cáo của quần chúng.
Trong cơ cấu của BAI còn có Uỷ ban chống tham nhũng (gọi tắt CPC), nó được thành lập từ ngày 9.4.1993, có chức năng tư vấn cho Chủ nhiệm về việc phòng, chống tham nhũng với mục đích là nhằm tiếp nhận các ý kiến và quan điểm của các học giả về sự phân tích để loại trừ tình trạng quản lý yếu kém dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan nhà nước. CPC phân tích các nguyên nhân quản lý yếu kém và tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghị khắc phục, nghiên cứu cách tháo gỡ, sửa chữa khiếm khuyết trong cơ chế quản lý và những quy định trong quản lý đã tiềm ẩn những sai trái làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán khắc phục tình trạng trì trệ trong quản lý, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức nhà nước.
- Hoạt động của cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc:
Theo quy định của Luật Giám sát hành chính Trung Quốc ngày 9/5/1997, cơ quan Giám sát hành chính là cơ quan thực hiện chức năng giám sát của chính quyền nhân dân, tiến hành giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính bổ nhiệm (Điều 2).
Cơ quan giám sát hành chính có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm sát cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi mệnh lệnh, chỉ thị của Chính phủ và việc thực hiện pháp luật;
- Thụ lý các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, hành vi vi phạm kỷ luật của công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm;
- Điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, hành vi vi phạm kỷ luật của công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm;
- Nhận, giải quyết các khiếu nại của công chức, viên chức hành chính đối với quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan hành chính nhà nước mà cho rằng không thoả đáng; những nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định.
Cũng như cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính ở các nước, cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các giấy tờ, hồ sơ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc được điều tra, giám sát; được tạm giữ, niêm phong tài liệu, văn bản, giấy tờ, sổ sách...; yêu cầu người có liên quan trả lời chất vấn khi điều tra các hành vi vi phạm như: tham ô, hối lộ, lạm dụng công quỹ thì có quyền kiểm tra tiền của cá nhân gửi ở ngân hàng, tổ chức tín dụng, được quyền phong toả tài khoản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Về hoạt động, cơ quan Giám sát hành chính tiến hành theo các trình tự như:
- Xác định hướng kiểm tra đối với các vụ việc cần được giám sát;
- Lập kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện, báo cáo tình hình giám sát đối với Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan giám sát cấp trên;
- Căn cứ kết quả giám sát đưa ra quyết định hoặc kiến nghị xử lý.
Về điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính của công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo trình tự:
- Tiến hành thẩm tra sơ bộ đối với vụ việc cần được điều tra, nếu thấy có cơ sở cho rằng có hành vi vi phạm kỷ luật thì lập kế hoạch điều tra;
- Tổ chức việc điều tra, thu thập chứng cứ; tiến hành việc xem xét để kết luận có hành vi vi phạm kỷ luật hành chính hoặc vi phạm khác;
- Quyết định hoặc kiến nghị xử lý.
Về việc tiếp nhận, xem xét các khiếu nại của công chức, viên chức Nhà nước: khi có khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật, trong thời hạn 30 ngày thì cơ quan giám sát xem xét giải quyết và trả lời. Sau khi xem xét nếu thấy khiếu nại của công chức, viên chức là đúng thì kiến nghị cơ quan hành chính nhà nước sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định sai trái. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, cơ quan giám sát hành chính có thể ra quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trường hợp công chức, viên chức không đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan giám sát thì có quyền khiếu nại tiếp lên cơ quan giám sát cấp trên.
3. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là loại hình thanh tra được thành lập ở hầu hết các nước trên thế giới và được tổ chức ở các bộ, ngành. Ở nhiều quốc gia, Thanh tra chuyên ngành tồn tại song song với các loại hình thanh tra khác như Thanh tra Quốc hội, Thanh tra, giám sát hành chính. Tuy nhiên về cơ chế tổ chức, các cơ quan này không cản trở lẫn nhau trong hoạt động mà còn có tác dụng hỗ trợ nhau trong việc kiểm tra, thanh tra bảo đảm tính hoạt động đúng đắn trong các cơ quan nhà nước.
Chức năng của Thanh tra chuyên ngành là thanh tra các lĩnh vực do bộ, ngành đó quản lý nhằm bảo đảm cho pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh quản lý điều hành của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được chấp hành và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh.
Loại hình thanh tra này được tổ chức ở Pháp, Đức, Anh, Nhật, Thụy, Bỉ, Ai Cập... Ở Pháp, hầu hết mỗi Bộ có một Tổng thanh tra, hiện nay có tới 18 cơ quan Thanh tra với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trong đó Tổng thanh tra Tài chính, Tổng thanh tra Hành chính được thành lập sớm nhất và có tổ chức chính quy nhất.
* Về tổ chức của Thanh tra chuyên ngành
Do tính chất quản lý và tầm quan trọng của các bộ, ngành ở mỗi nước mà mỗi quốc gia tổ chức cơ quan Thanh tra ở những cấp độ khác nhau. Vì vậy, Thanh tra chuyên ngành ở mỗi bộ có quy mô, mức độ không giống nhau. Số lượng cán bộ, Thanh tra viên ở Thanh tra mỗi bộ cũng khác nhau.
Ví dụ, ở Pháp, các cơ quan Tổng thanh tra được chia theo các cấp độ:
- Ở cấp độ tối cao gồm Tổng thanh tra Tài chính, Tổng thanh tra Hành chính, Tổng thanh tra Bảo hiểm xã hội, Tổng thanh tra Xây dựng;
- Ở cấp độ cao như Tổng thanh tra Quân đội, Tổng thanh tra các vấn đề về hải ngoại;
- Ở cấp độ trung bình có Tổng thanh tra Công nghiệp và Thương mại, Tổng thanh tra Y tế và dân số, Tổng thanh tra Kinh tế quốc dân, Tổng thanh tra Cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh;
- Ở cấp độ thấp như Tổng thanh tra Bưu chính - viễn thông, Tổng thanh tra Lao động, Tổng thanh tra Giáo dục và một số Tổng thanh tra khác...
Do tính chất quan trọng của hoạt động thanh tra, Thanh tra viên chuyên ngành phải là những người có trình độ, năng lực công tác, có độ tuổi và thâm niên nhất định và không được đảm nhận thêm chức vụ trong cơ quan hành chính. Khi tiến hành thanh tra hoặc xem xét những vấn đề có tính chất chuyên sâu thì có thể sử dụng những chuyên gia về lĩnh vực đó song không có việc sử dụng công chức với tư cách Thanh tra viên kiêm nhiệm.
* Chức năng, nhiệm vụ
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc bộ, ngành; cơ quan hành chính các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và thực thi các quyết định, mệnh lệnh của bộ, ngành.
- Đưa ra các kết luận, kiến nghị xử lý vi phạm và xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quản lý hành chính.
Là công cụ, bộ phận gắn liền với Bộ trưởng, Thanh tra chuyên ngành được quyền thanh tra các đối tượng thuộc quyền quản lý của bộ, ngành đó, có quyền thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc bộ đóng tại địa phương, các cơ quan hành chính địa phương và có quyền thanh tra các đối tượng khác về những nội dung thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.
Thanh tra các bộ, ngành độc lập với những cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ. Sự độc lập đó là một nguyên tắc có tính quyết định bảo đảm cho hoạt động thanh tra khách quan, công bằng.
* Quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin, tài liệu về vụ việc được kiểm tra, thanh tra.
- Xem xét, kết luận về vấn đề được kiểm tra, thanh tra, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm, khắc phục các yếu kém trong quản lý;
- Kiến nghị biện pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy nhà nước.
Thanh tra chuyên ngành hầu hết ở các nước trên đều có những quyền hạn nhất định. Song, mỗi loại Thanh tra chuyên ngành được pháp luật trao cho những quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ đặc thù. Chẳng hạn, ở Pháp, Tổng Thanh tra Quân đội, Thanh tra Tư pháp có quyền điều tra. Các Thanh tra viên của Tổng Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra phải mở két và giải trình về các khoản tiền, cổ phiếu, chứng từ cũng như các giấy tờ khác liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 15 Nghị định ngày 12.4.1956 có quy định: “Trong trường hợp có sự thâm hụt hay cố ý làm trái trong việc sử dụng tiền, cổ phiếu, Thanh tra viên tài chính xét thấy cần thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác của Kế toán viên, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan cấp trên biết”. Tuy nhiên, việc đình chỉ là một biện pháp nghiêm khắc nên chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà quyết định này phải có sự đồng ý của cấp trên của người bị đình chỉ. Ngoài ra, Thanh tra viên của Tổng thanh tra Quân đội có quyền tạm thời cử người thay thế những người đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng chức trách, nhiệm vụ. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ, Thanh tra viên phải báo ngay cho Bộ trưởng bằng báo cáo đặc biệt (Điều 4 Sắc lệnh 64.726 ngày 16.7.1964).
Như vậy, pháp luật trao cho Thanh tra chuyên ngành những quyền hạn lớn để thi hành nhiệm vụ, song việc giới hạn phạm vi thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra chuyên ngành chỉ dừng lại ở quyền giám sát mà không được can thiệp, làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính. Đó là Thanh tra chuyên ngành chỉ xem xét, kết luận và đưa ra các kiến nghị chứ không được đưa ra các quyết định, mệnh lệnh điều chỉnh như tư cách của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, nhất là khi tiến hành thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành.
* Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là công cụ của Bộ trưởng, thủ trưởng ngành. Vì vậy, phạm vi thẩm quyền của chúng được pháp luật quy định cụ thể và có những giới hạn nhất định. Thanh tra có nhiệm vụ là kiểm tra tính hợp thức đối với mục tiêu hoạt động để xem xét cơ quan, đơn vị hay cá nhân có thực hiện đúng hay không, những hoạt động đó bao gồm:
- Kiểm tra tài chính là công việc quan trọng nhất. Tất cả các cơ quan Thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản này ngoài việc kiểm tra, thanh tra của Thanh tra Tài chính.
- Kiểm tra về chuyên môn, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ, tính chất hoạt động để đánh giá đã đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chưa, tình trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động của cơ sở đó hay chưa.
- Kiểm tra, đánh giá về công tác tổ chức cán bộ, xem xét tính hợp lý của cơ quan, đơn vị, bộ máy, trình độ cán bộ, việc phân công sử dụng lao động, khối lượng công việc, tư cách xử sự của các công chức trong khi thực thi công vụ...
Trong hoạt động thanh tra có các hình thức như: kiểm tra thường xuyên nhằm phòng ngừa các HVVPHC; kiểm tra đột xuất theo vụ việc. Kiểm tra có hệ thống mang tính phòng ngừa thường được áp dụng với đối tượng là cơ quan hành chính.
Mục đích kiểm tra là nhằm xem xét, đánh giá những biện pháp phòng ngừa tránh sự vi phạm xảy ra. Kiểm tra có tính đột xuất tức là kiểm tra theo vụ việc khi có vấn đề nảy sinh, không xuất phát từ chương trình, kế hoạch đã định sẵn và vì vậy nó được tiến hành theo cách thức, trình tự riêng. Hai phương thức này luôn luôn tồn tại và được sử dụng phổ biến trong hoạt động của Thanh tra chuyên ngành, nó có tác dụng hỗ trợ và bổ khuyết cho nhau.
Quy trình tiến hành thanh tra, kiểm tra được phân ra với các đối tượng khác nhau như thanh tra đối với cơ quan trực thuộc bộ đóng tại Trung ương; đối với cơ quan thuộc bộ đóng tại địa phương; đối với cơ quan thuộc bộ, ngành khác và cơ quan của địa phương. Kết thúc các cuộc kiểm tra, thanh tra có các báo cáo kết luận, đánh giá một cách toàn diện các vấn đề được kiểm tra, thanh tra. Đưa ra những nhận xét về các mặt tích cực, tiêu cực, ưu điểm, hạn chế của đối tượng, nội dung được kiểm tra, thanh tra. Các kiến nghị được đưa ra để cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân vi phạm; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, sơ hở, tăng cường năng lực tổ chức, quản lý, điều hành. Trong thực tế, các báo cáo thanh tra, kiểm tra thường được các cơ quan chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp không được thực hiện thì những đối tượng không chịu chấp hành sẽ bị xử lý ở mức độ cao hơn. Trong thời gian nhất định, sau khi nhận được báo cáo kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thi hành phải báo cáo về việc thực thi yêu cầu, kiến nghị đó, trường hợp không thực hiện được phải nêu rõ lý do.
Việc kiểm tra, thanh tra trước đây chủ yếu là xem xét những vấn đề, vụ việc cụ thể, từng mặt, còn hiện nay việc xem xét cụ thể để kiểm tra toàn bộ về tổ chức và hoạt động của một đối tượng nào đó. Việc kiểm tra này vượt lên cách thức kiểm tra cụ thể, trực tiếp để có sự quan sát, đánh giá toàn diện các mặt về quản lý, đưa ra những kết luận, kiến nghị điều chỉnh có tính chất vĩ mô.
Trước yêu cầu tiếp tục đổi mới về cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế giám sát quyền lực từ bên ngoài hệ thống, trong bài viết chúng tôi muốn giới thiệu một số mô hình tổ chức thanh tra trên thế giới với cơ chế tổ chức thực hiện giám sát có hiệu quả cao làm cơ sở cho việc tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra cách thức tổ chức thanh tra phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở VN.
Trên thế giới hiện tồn tại nhiều hình thức tổ chức nhà nước cũng như hệ thống pháp luật. Các hình thức tổ chức này tồn tại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, xét về chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan nhà nước đều được chia thành 3 loại: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quá trình phát triển của đời sống xã hội đã và đang thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan trên cũng như sự đòi hỏi cần phải có sự giám sát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quyền lực đối với các cơ quan có chức năng điều hành, quản lý trong bộ máy nhà nước.
Việc thiết lập cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào thể chế chính trị - hành chính cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi nhà nước. Do đó, căn cứ vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, đa phần các quốc gia trên thế giới đều thành lập ba loại hình cơ quan tiêu biểu sau:
- Thanh tra Quốc hội;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hành chính;
- Thanh tra chuyên ngành .
1. Thanh tra Quốc hội trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
Thanh tra Quốc hội của các nước trên thế giới được tổ chức khá hoàn thiện và là mô hình phổ biến ở các quốc gia Bắc Âu, châu Mỹ, điển hình là Thụy Điển (đầu thế kỷ XX), Đan Mạch, Canađa, Pháp (Luật Tổ chức cơ quan Thanh tra Quốc hội năm 1972, thực hiện chức năng khiếu nại, tố cáo). Ở Anh, Thanh tra Quốc hội được gọi là Ủy viên hội đồng về quản lý hành chính của Quốc hội, có nhiệm vụ điều tra các khiếu nại của công dân được chuyển đến qua các nghị sỹ khi cho rằng có sự bất công do quản lý, điều hành kém. Đến đầu thập kỷ 1992 thế kỷ XX đã có 58 quốc gia trên thế giới thành lập Thanh tra Quốc hội và cũng để nâng cao hiệu lực hoạt động của cơ quan này, các nước đã thành lập Hiệp hội Thanh tra Quốc tế (International Ombudsman Institution - viết tắt là IOI) - là tổ chức hợp tác giữa các cơ quan thanh tra của các nước trên thế giới.
Xuất phát từ quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc nhân dân, Quốc hội là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện quyền giám sát mọi hoạt động của các cơ quan công quyền: xem xét, giám sát hoạt động của Chính phủ và Tòa án nhằm bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm minh. Ví dụ, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước phải tôn trọng triệt để nguyên tắc bình đẳng của mỗi cá nhân trước pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công bằng, khách quan. Khi một quyết định hành chính được ban hành mà trái pháp luật gây hậu quả xấu tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, thì họ có thể khởi kiện quyết định hành chính đó tại Tòa hành chính hoặc gửi đơn đến Thanh tra Quốc hội yêu cầu xem xét, nhằm giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, Thanh tra Quốc hội là một trong những công cụ quan trọng trong việc kiểm soát và đánh giá việc quản lý đất nước các hoạt động của Chính phủ và việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp.
* Về tổ chức của Thanh tra Quốc hội (Nghị viện)
Thanh tra Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, được thành lập bởi một đạo luật của Nghị viện. Ở Thụy Điển, cơ quan Thanh tra Quốc hội gồm có 4 thành viên, Đan Mạch có 6 thành viên, ở Canađa số lượng nhiều hơn song ngoài ra còn có Văn phòng đại diện đặt tại một số tỉnh, thành phố.
- Về cơ chế hoạt động, Thanh tra Quốc hội ở các quốc gia này hoạt động độc lập với các cơ quan hành pháp, tư pháp và không bị chi phối bởi bất cứ cá nhân, hay cơ quan nào, thậm chí, Quốc hội cũng không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan này. Quốc hội lựa chọn thanh tra viên nhằm giúp Quốc hội giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền, mà không có quyền ra lệnh hoặc áp đặt các mệnh lệnh buộc thanh tra phải xem xét, giải quyết một vụ việc nhất định.
Tại các quốc gia đa đảng, Thanh tra Quốc hội là tổ chức phi chính trị nhằm bảo đảm tính khách quan, trung lập trong việc thực thi nhiệm vụ.
- Về cơ cấu, Thanh tra Quốc hội gồm có: Chủ tịch Thanh tra và các thành viên do Quốc hội bầu theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ của Thanh tra Quốc hội tùy thuộc vào quy định pháp luật mỗi nước, thông thường là 4 năm.
+ Chủ tịch thanh tra Quốc hội là người điều hành chính các hoạt động của Thanh tra Quốc hội, có quyền quyết định các biện pháp quản lý, ra các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thanh tra viên xem xét, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền.
+ Thanh tra viên Quốc hội phải là người có trình độ, năng lực, phảm chất, đạo đức, nghề nghiệp chuyên môn cao cũng như kiến thức về pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước. Mỗi thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước Nghị việc (Quốc hội) về các hoạt động của mình.
+ Ngoài các thanh tra viên, Thanh tra Quốc hội còn bổ nhiệm thêm các trợ lý giúp viêc hoặc các nhân viên phục vụ trong những trường hợp nhất định để phục vụ cho các hoạt động điều tra, thanh tra.
* Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Quốc hội
Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi nước (Điều 2, 3, 4, 5 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển ngày 13- 10 - 1986; Điều 4 Luật Thanh tra Quốc hội Đan Mạch ngày 17- 9- 1986; Điều 15 Luật Giám sát hành chính của Trung Quốc ngày 9- 5- 1997...), Thanh tra Quốc hội có những chức năng, nhiệm vụ nhất định. Song nhìn chung cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước như: giám sát hoạt động các cơ quan hành chính, các Tòa án nhằm bảo đảm cho các cơ quan này thực thi nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật, bảo đảm tính khách quan và công bằng: “Thanh tra Quốc hội giám sát đối với các bộ trưởng, các viên chức nhà nước và những người làm việc trong cơ quan hành hcinhs nhà nước, những người có trách nhiệm thực thi công vụ trong những cơ quan thực hiện lợi ích công cộng của chính quyền địa phương”,“Thanh tra Quốc hội đảm bảo cho Tòa án và các cơ quan quyền lực công trong quá trình hoạt động phải tuân theo quy định của Hiến pháp về tính khách quan và công bằng, đảm bảo các quyền cơ bản và quyền tự do của công dân không bị xâm hại bởi hoạt động quản lý.
Trong việc giám sát các cơ quan địa phương, Thanh tra Quốc hội có xét đến các quy tắc mà họ tự xác định”(Điều 3 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển năm 1986).
Thanh tra Quốc hội còn thực hiện chức năng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tiến hành các hoạt động thanh tra đối với các trại giam, bệnh viện và những cơ sở khác theo quy định của pháp luật (Điều 4 Nghị định 48 ngày 9-2-1962 về Thanh tra Quốc hội của Đan mạch, Khoản 2, 3, 4 Điều 18 Luật giám sát hành chính của Trung quốc năm 1997).
- Thông qua hoạt động giám sát, Thanh tra Quốc hội thực hiện các quyền sau:
+ Thanh tra trụ sở cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc điều tra, kiểm tra những vấn đề có liên quan;
+ Thanh tra, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền (Khoản 5 Điều 6, Điều 7, 8, 9 Luật Thanh tra quốc hội của Đan mạch);
+ Có quyền đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cách chức, thu hồi giấy phép hành nghề đối với những công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động công vụ.
+ Có quyền phạt tiền hoặc áp dụng biện pháp xử lý đối với người có hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ (Điều 21 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển).
* Về hoạt động của Thanh tra Quốc hội
Thông qua hoạt động của Thanh tra quốc hội, Kiểm toán là các cơ quan của Quốc hội, hoạt động thanh tra được thực hiện từ việc tiếp nhận giải quyết các khiếu nại của công dân; đến việc điều tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật của công chức nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước (Thuỵ Điển). Thông qua việc kiểm soát hoạt động thu, chi, sử dụng ngân sách của Chính phủ, Nghị viện giám sát được các hoạt động tài chính của những cơ quan hành pháp, đây là biện pháp kiểm soát mạnh mẽ, hữu hiệu nhất của Nghị viện thông qua Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán của Quốc hội. Ở một số nước còn quy định Nghị viện giao cho các Uỷ ban trực thuộc hoặc Uỷ ban đặc biệt (Vương quốc Anh Năm 2009 điều tra về việc Một số nghị sỹ sử dụng tiền của nhà nước để chi cho các dịch vụ cá nhân đã dẫn tới nhiều nghị sỹ phải từ chức) để điều tra, xem xét làm rõ về một vấn đề, một hoạt động nào đó của Chính phủ trong việc sử dụng ngân sách nhà nước khi Nghị viện cho rằng đã có sự vi phạm.
Thanh tra Quốc hội là một phần hoạt động giám sát chung của Quốc hội đối với các cơ quan quyền lực công. Theo qui định của pháp luật một số nước có phân công rõ rệt phạm vi giám sát của Quốc hội và cơ quan Thanh tra Quốc hội. Tức là Quốc hội giám sát hoạt động của nội các và các thành viên của nội các. Thanh tra Quốc hội giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan hành chính, Toà án hành chính, các Toà án khác. Cơ quan Thanh tra Quốc hội có quyền thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tất cả các cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương, nhất là việc thực hiện chức trách, công vụ của công chức nhà nước. Thanh tra Quốc hội có quyền điều tra các vụ việc thuộc thẩm quyền, có quyền khởi tố, truy tố nhân viên nhà nước phạm tội trong quá trình thực thi công vụ. Thanh tra Quốc hội có quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại của công dân. Tuy nhiên, việc điều tra không giống hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; việc điều tra, khởi tố, truy tố chỉ được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt. Trong thực tế, quyền hạn này hiện nay ít được thực hiện mà nó chỉ mang ý nghĩa về mặt truyền thống. Nhưng với những quy định về quyền hạn này thì vai trò của Thanh tra Quốc hội hết sức quan trọng.
- Giải quyết khiếu nại - đây là hoạt động chủ yếu của Thanh tra Quốc hội được pháp luật của nhiều nước quy định.
Thanh tra Quốc hội có thể trực tiếp tiến hành điều tra xem xét giải quyết khiếu nại và cũng có thể chuyển vụ việc cho cơ quan hành chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Khi xem xét giải quyết, Thanh tra Quốc hội có thể tổ chức việc điều tra nhằm làm rõ nội dung khiếu nại, để yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng cứ. Cuối cùng là đưa ra kết luận về sự việc đó, chẳng hạn, trong trường hợp việc khiếu nại của công dân là đúng, thì Thanh tra Quốc hội sẽ kiến nghị yêu cầu cơ quan bị khiếu nại phải áp dụng các biện pháp sửa chữa, khắc phục những hậu quả đã gây ra cho công dân, kể cả những kiến nghị nhằm xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm. Trường hợp kiến nghị không được thực hiện, Thanh tra Quốc hội sẽ gửi báo cáo lên Quốc hội để cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc cơ quan bị khiếu nại phải thi hành. Các báo cáo của Thanh tra Quốc hội phải được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tạo sức ép về dư luận buộc cơ quan sai phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Năm 1995, Thanh tra Quốc hội Liên hiệp Anh đã tiếp nhận 1.706 khiếu nại mới, trong đó đã xem xét, giải quyết được 245 vụ, khám phá ra 236 vụ là hoàn toàn hoặc đúng một phần và 9 vụ oan sai
Tuy nhiên, không phải vụ việc nào Thanh tra Quốc hội cũng thụ lý và giải quyết đơn thư do công dân chuyển đến, chẳng hạn các quyết định hành chính, hành vi hành chính được chuyển đến theo yêu cầu của pháp luật mà chưa được cơ quan hành chính xem xét giải quyết hoặc cơ quan hành chính cấp trên giải quyết; những khiếu nại liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án hoặc khiếu nại đối với vụ việc đã xảy ra trong thời gian quá lâu... thì Thanh tra Quốc hội cũng không thụ lý giải quyết .
- Hoạt động thanh tra: Thanh tra Quốc hội được quyền tiến hành thanh tra đối với hoạt động của các nhà tù, bệnh viện và các cơ sở của các cơ quan nhà nước có chức năng tuyển dụng lao động. Việc thực hiện thanh tra của các cơ sở này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, bảo vệ công lý trong quá trình quản lý phạm nhân tại các nhà tù.
Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Quốc hội có quyền thu thập chứng cứ, xem xét hồ sơ, tài liệu và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trả lời chất vấn để làm rõ nội dung sự việc. Sau khi hồ sơ, chứng cứ đã đầy đủ, Thanh tra Quốc hội lập báo cáo kết luận về vụ việc thanh tra, trong đó nêu lên những sai phạm của cá nhân, tổ chức và đề xuất các biện pháp xử lý đối với người vi phạm (Điều 6 Luật Thanh tra Quốc hội thụy Điển, Điều 9, 10, 11 Nghị định 48 về thanh tra Quốc hội Đan Mạch). Ngoài ra, Thanh tra Quốc hội còn đưa ra các khuyến nghị nhằm khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật.
- Hoạt động điều tra: Với tư cách là cơ quan có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, Thanh tra Quốc hội có quyền điều tra xem xét các vụ việc khiếu nại theo thẩm quyền, nhất là đối với các hoạt động công vụ.
Theo quy định của Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển, nếu phát hiện công chức có hành vi phạm tội trong quá trình thi hành công vụ, Thanh tra viên có quyền tiến hành điều tra sơ bộ tự mình khởi tố vụ án hình sự, đề nghị cơ quan công tố truy tố vụ việc trước pháp luật.
Ngoài việc thanh tra, theo đơn thu khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Quốc hội còn tự mình tiến hành các cuộc điều tra, thanh tra khi phát hiện có vi phạm pháp luật mà cơ quan, báo chí hoặc dư luận xã hội phản ánh hoặc đưa tin.
Tóm lại, xuất phát từ quyền lực của Quốc hội, Thanh tra Quốc hội là cơ quan của Quốc hội (Nghị viện), thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của tòa án với nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Để thực hiện thẩm quyền của mình, Thanh tra Quốc hội tiến hành hoạt động trên hai phương diện: giải quyết khiếu nại của công dân và thanh tra đối với một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động thanh tra, điều tra vụ việc, giải quyết đơn thư khiếu nại, Quyền hạn của Thanh tra Quốc hội có quyền đưa ra những kết luận, kiến nghị để xử lý đối với những sai phạm của cơ quan, tổ chức cũng như của cá nhân có liên quan. Vì vậy, Quyền hạn của Thanh tra Quốc hội đã khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động thực thi quyền lực công và là chỗ dựa tin cậy của công dân.
2. Thanh tra, giám sát hành chính
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, chống các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực của đội ngũ công chức, nhiều quốc gia đã thành lập cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính để kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập...
Khác với Thanh tra Quốc hội, Thanh tra, giám sát hành chính không trực thuộc cơ quan quyền lực mà trực thuộc Chính phủ- cơ quan hành pháp cao nhất, nhưng độc lập với các cơ quan Tư pháp. Thanh tra, giám sát hành chính ở mỗi nước có tên gọi khác nhau: Trung Quốc gọi là Bộ giám sát hành chính; Hàn Quốc - Ban thanh tra và kiểm toán; Ai Cập - cơ quan Giám sát hành chính...
* Về cơ cấu tổ chức:
Người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính do người đứng đầu cơ quan hành pháp bổ nhiệm (Tổng thống hoặc Thủ tướng) với sự phê chuẩn của Quốc hội. Thời hạn làm việc không quá 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ khoảng 4 năm. Pháp luật hầu hết của các quốc gia trên quy định người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính tương đương với hàm Bộ trưởng, tại Hàn Quốc, Chủ tịch Ban thanh tra và kiểm toán tương đương với hàm Phó Thủ tướng; Ai Cập quy định người đứng đầu cơ quan Giám sát hành chính tương đương hàm Bộ trưởng nhưng không phải là thành viên Chính phủ.
Thanh tra viên là những người có năng lực, kiến thức và hiểu biết về pháp luật và thường được tuyển dụng từ những công chức có thâm niên trong các cơ quan nhà nước, các cơ quan Tư pháp, nhất là tại Toà án. Nhân viên trong cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính được phân chia thành các ngạch, bậc và sắp xếp theo từng lĩnh vực chuyên môn.
Cơ cấu tổ chức của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính gồm các bộ phận như phòng ban, đơn vị được tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ. Có nước được tổ chức theo cấp hành chính hoặc tổ chức tập trung ở cấp Trung ương và đặt các Văn phòng đại diện ở một số khu vực. Ví dụ: ở Trung Quốc, Bộ giám sát hành chính được thành lập tại Trung ương là cơ quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ). Các cơ quan Giám sát được thành lập tại địa phương thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp. Ở Ai Cập, cơ quan giám sát được tổ chức chủ yếu ở cấp Trung ương gồm: các Tổng cục, Cục, đơn vị chức năng và Văn phòng đại diện của cơ quan giám sát đặt tại những khu vực nhất định để giám sát một hoặc một số tỉnh, thành phố mà không thành lập cơ quan giám sát của chính quyền địa phương.
Tóm lại, sự ra đời của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính gắn liền với sự phát triển và mở rộng quyền hạn các cơ quan hành pháp. Nó được thành lập để thực hiện chức năng kiểm soát, chống xu hướng lạm quyền của các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Do đó, trong hoạt động nó xuất hiện với tư cách là tai mắt của người đứng đầu cơ quan hành pháp.
* Về chức năng, nhiệm vụ
Về mặt tổ chức, các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính ở các quốc gia khác nhau thì có những điểm khác nhau, song nhìn chung về chức năng, nhiệm vụ đều có những điểm cơ bản, đó là:
- Giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước nhằm bảo đảm sự chấp hành và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
- Xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
- Thanh tra về thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đối tượng khác thuộc quyền giám sát.
Bên cạnh đó, tùy thuộc thể chế ở từng quốc gia cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính còn có những chức năng, nhiệm vụ khác. Chẳng hạn, Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc có nhiệm vụ xác nhận các quyết toán về thu và sử dụng ngân sách quốc gia; kiểm toán các cơ quan nhà nước; các cơ quan tự quản ở địa phương; các tổ chức được Nhà nước trao quyền. Ở Trung Quốc có Bộ giám sát hành chính và Uỷ ban kiểm tra kỷ luật của Đảng, các cơ quan này kết hợp với nhau tạo thành mô hình “một nhà hai cửa”. Lãnh đạo cơ quan là Uỷ viên Bộ chính trị phụ trách công tác kiểm tra kỷ luật đảng và một Bộ trưởng phụ trách công tác giám sát hành chính thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời xem xét kỷ luật đảng đối với cán bộ, công chức là đảng viên. Ở Lào có tổ chức Thanh tra, kiểm tra kỷ luật Đảng. Tại Ai Cập, cơ quan Giám sát hành chính (Administrative Control Agency - gọi tắt là ACA) có quyền giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức nhà nước, các tổ chức kinh tế tư nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội, hợp tác xã sản xuất kinh doanh có quan hệ về tài chính với Nhà nước. Về thẩm quyền, cơ quan này có quyền tiếp nhận điều tra, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực của những đối tượng thuộc quyền giám sát, thanh tra các vụ tiêu cực của công chức trong cơ quan hành chính và có quyền điều tra khởi tố vụ án hình sự. Bên cạnh đó, Thanh tra, giám sát hành chính ngoài việc đưa ra kết luận, kiến nghị để xử lý những trường hợp cụ thể, còn phân tích, đánh giá những vấn đề có tính chất rộng lớn để tìm ra nguyên nhân, tình trạng quản lý yếu kém, tham nhũng.
* Quyền hạn của cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, theo quy định của pháp luật các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính có các quyền hạn sau:
- Giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước.
- Giám sát và thanh tra các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sản xuất, kinh doanh... trong việc thực hiện những nhiệm vụ do cơ quan hành chính nhà nước uỷ quyền hoặc có liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tiếp nhận điều tra khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức nhà nước.
Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi quốc gia, phạm vi và mức độ thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan này được xác định khác nhau. Ví dụ, cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc và Ban thanh tra, kiểm tra kỷ luật của Lào, khi xem xét đơn thư khiếu nại liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của các cán bộ, công chức, sau khi kết luận có việc vi phạm xảy ra thì cơ quan này có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật (Lào) hoặc theo thẩm quyền có thể áp dụng hình thức kỷ luật đối với cá nhân vi phạm (Trung Quốc). Còn cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập có quyền tiếp nhận điều tra những tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức nhà nước. Sau khi xem xét làm rõ, có quyền khởi tố vụ án hình sự (đối với một số vụ việc được pháp luật quy định) trong trường hợp công chức đã vi phạm nghiêm trọng trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ. Trong những trường hợp khác, khi phát hiện ra hành vi tội phạm thì cơ quan này phải chuyển hồ sơ cho cơ quan Công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại Hàn Quốc, Ban thanh tra và kiểm toán cũng có quyền tiếp nhận và điều tra các hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức vi phạm pháp luật về kế toán thống kê. Phạm vi thanh tra và kiểm toán của cơ quan này rất rộng không bó hẹp trong các cơ quan hành chính nhà nước mà đối tượng kiểm toán bao gồm cả các quyết toán của Quốc hội, Toà án, Văn phòng Chính phủ, các tổ chức dưới quyền trực tiếp của Tổng thống, kể cả Ban thư ký của Tổng thống, các Bộ, ngành...
* Về quyền hạn của các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc đang được xem xét; xem xét hồ sơ tài liệu, kể cả tài liệu lưu giữ của cơ quan nhà nước được coi là bí mật để phục vụ việc thanh tra, giám sát.
- Yêu cầu cá nhân (đối tượng chịu sự giám sát) trả lời chất vấn và giải thích những vấn đề liên quan đến vụ việc cần làm rõ.
- Tạm đình chỉ công tác hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ công tác công chức nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc cản trở việc điều tra.
- Đưa ra kết luận, kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm về chức trách công vụ. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển sang cơ quan Điều tra để truy cứu tránh nhiệm hình sự.
- Được quyền đưa ra kết luận, đánh giá về công chức khi cơ quan có thẩm quyền xem xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bố trí vào những cương vị công tác nhất định.
* Về Hoạt động của cơ quan Thanh tra và giám sát hành chính
Cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính các nước trên đều có chức năng, nhiệm vụ chung là giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, tùy thuộc quy định pháp luật mỗi quốc gia nên phương thức hoạt động cũng có những nét đặc thù riêng nhất là ở Ai Cập, Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Hoạt động của cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập ( gọi tắt là ACA)
Được thành lập từ năm 1980, lúc đầu là bộ phận thuộc cơ quan Công tố. Năm 1954 ACA được tách ra bởi Sắc lệnh số 54 của Tổng thống Gaman Apđen Natxe thành cơ quan giám sát hành chính độc lập. Năm 1980 ACA lại bị giải tán và đến 1982 lại được tái thành lập và được tổ chức từ trung ương đén cơ sở.
Hiện nay, cơ cấu của ACA gồm 4 Tổng cục có chức năng giám sát, 2 Tổng cục có chức năng hỗ trợ. Mỗi Tổng cục có từ 4- 6 Vụ. Ở địa phương không có cơ quan giám sát những có 16/26 tỉnh có Văn phòng giám sát. Toàn bộ hệ thống ACA có 1800 người, trong đó có 600 thanh tra viên
Hoạt động giám sát của cơ quan Giám sát hành chính Ai Cập theo quy định đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của người đứng đầu tại Trung ương. Những thông tin thu được từ các văn phòng giám sát tại 16 tỉnh được chuyển về trung tâm ACA xử lý và quyết định. Trong hoạt động, ngoài việc tổ chức các đoàn thanh tra, giám sát để giải quyết các vụ việc phức tạp, ACA còn giao cho mỗi Thanh tra viên theo dõi giám sát một hoặc một số đối tượng nhất định theo kế hoạch đã được phân công để chủ động tiến hành thanh tra, giám sát theo thẩm quyền.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành chính, ACA chú trọng việc phát hiện từ xa để hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện vi phạm thì giải quyết kịp thời và xử lý nghiêm minh để ngăn chặn hậu quả và răn đe giáo dục. Trong quá trình thực thi quyền giám sát, ACA thường chú trọng tập trung vào các hoạt động kinh tế, nhất là việc ký kết, thực thi những hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác xuất nhập khẩu với nước ngoài, vì đây là môi trường dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Để phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ACA đã thiết lập“điện thoại nóng” để tiếp nhận một cách nhanh nhất các thông tin do nhân dân cung cấp cùng với việc sử dụng các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong khi xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến những vấn đề phức tạp, chuyên ngành sâu cũng như mạng lưới cộng tác viên rộng rãi để tăng cường sự giám sát, kiểm tra của cơ quan đối với hoạt động của đối tượng bị giám sát trên phạm vi và địa bàn rộng lớn. Vì vậy, các báo cáo kết luận, quyết định, kiến nghị của cơ quan này có tính thuyết phục cao và có tác dụng giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách.
Hiện nay, ở Ai Cập tồn tại nhiều loại hình thanh tra, kiểm tra. Ngoài cơ quan Giám sát hành chính, còn có Thanh tra Quốc hội, Thanh tra tư pháp, Thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan này không cản trở, chồng chéo nhau mà có tác dụng phối hợp, hỗ trợ với nhau.
- Hoạt động của Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc (BAI)
Theo Luật về Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc ngày 13 – 12 – 1963, sửa đổi ngày 31- 12- 1970 và ngày 25- 01 - 1973, Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc thực hiện 2 chức năng cơ bản là thanh tra và kiểm toán.
Theo quy định, BAI có quyền kiểm toán các tài khoản của Nhà nước, tài khoản của cơ quan tự quản địa phương, các tài khoản của Ngân hàng Hàn Quốc và các tổ chức được Nhà nước giao quyền, các tài khoản của các tổ chức khác chịu sự kiểm toán của BAI.
- Về thanh tra hành chính:
+ Thanh tra việc thực hiện chức năng hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và việc thực thi công vụ của công chức nhà nước, trừ các công chức Quốc hội và Toà án;
+ Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tự quản địa phương và thực hiện công vụ của công chức địa phương. Theo Luật về Ban thanh tra và kiểm toán Hàn Quốc thì có 2 phương pháp được áp dụng cho thanh tra và kiểm toán: kiểm toán và thanh tra gián tiếp; kiểm toán và thanh tra trực tiếp.
- Kiểm toán và thanh tra gián tiếp là việc xem xét, đánh giá các báo cáo định kỳ của những cơ quan, tổ chức được gửi về BAI, sau đó cơ quan này tiến hành kiểm toán thông qua những văn bản kế toán và các chứng từ khác nhằm thẩm tra tính đúng đắn của các báo cáo trên.
- Kiểm toán và thanh tra trực tiếp là việc tiến hành thanh tra và kiểm toán thực tế. Hoạt động này thường được thực hiện theo trình tự thủ tục như nghiên cứu chuẩn bị; xây dựng kế hoạch; tiến hành thanh tra và kiểm toán; báo cáo và kiến nghị.
Luật về Ban thanh tra và kiểm toán còn quy định cho BAI một số quyền hạn cụ thể để thực thi nhiệm vụ được giao, đó là:
+ Quyền tiếp cận những văn bản nhằm thu thập chứng cứ.
+ Các nhân viên kế toán phải cung cấp cho BAI những tài liệu, giấy tờ, báo cáo và các thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính.
+ Được quyền yêu cầu những người có liên quan giải trình những vấn đề cần được làm rõ về hoạt động quyết toán và sử dụng ngân sách nhà nước. Nếu một người là đối tượng từ chối hoặc thiếu trách nhiệm trong việc cung cấp tài liệu thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Sau khi có báo cáo kết luận về vụ việc được thanh tra, kiểm toán, BAI có quyền đưa ra các phán quyết và kiến nghị, quyết định về trách nhiệm bồi thường (đối với người có hành vi vi phạm), đề nghị hình thức kỷ luật (đối với người vi phạm kỷ luật), yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã xảy ra; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản sai trái không phù hợp với thực tế. Qua thanh tra và kiểm toán, nếu thấy rằng có hành vi tội phạm xảy ra, BAI lập báo cáo gửi tới cơ quan Công tố đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm.
- Về giải quyết khiếu nại: Khi có đơn thư phản ánh, BAI tiếp nhận và xem xét những khiếu nại của những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi việc làm trái pháp luật hoặc không công bằng của Kiểm toán viên, của công chức, những người là đối tượng thuộc phạm vi giám sát. BAI thiết lập “đường dây nóng” miễn phí từ ngày 10.10.1993 để tiếp nhận và xử lý nhanh nhất các thông tin tố cáo của quần chúng.
Trong cơ cấu của BAI còn có Uỷ ban chống tham nhũng (gọi tắt CPC), nó được thành lập từ ngày 9.4.1993, có chức năng tư vấn cho Chủ nhiệm về việc phòng, chống tham nhũng với mục đích là nhằm tiếp nhận các ý kiến và quan điểm của các học giả về sự phân tích để loại trừ tình trạng quản lý yếu kém dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan nhà nước. CPC phân tích các nguyên nhân quản lý yếu kém và tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghị khắc phục, nghiên cứu cách tháo gỡ, sửa chữa khiếm khuyết trong cơ chế quản lý và những quy định trong quản lý đã tiềm ẩn những sai trái làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực; đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán khắc phục tình trạng trì trệ trong quản lý, ngăn chặn tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ công chức nhà nước.
- Hoạt động của cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc:
Theo quy định của Luật Giám sát hành chính Trung Quốc ngày 9/5/1997, cơ quan Giám sát hành chính là cơ quan thực hiện chức năng giám sát của chính quyền nhân dân, tiến hành giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính bổ nhiệm (Điều 2).
Cơ quan giám sát hành chính có các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm sát cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực thi mệnh lệnh, chỉ thị của Chính phủ và việc thực hiện pháp luật;
- Thụ lý các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, hành vi vi phạm kỷ luật của công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm;
- Điều tra, xử lý các hành vi vi phạm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, hành vi vi phạm kỷ luật của công chức nhà nước và các viên chức khác mà cơ quan hành chính nhà nước bổ nhiệm;
- Nhận, giải quyết các khiếu nại của công chức, viên chức hành chính đối với quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan hành chính nhà nước mà cho rằng không thoả đáng; những nhiệm vụ khác mà pháp luật quy định.
Cũng như cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính ở các nước, cơ quan Giám sát hành chính Trung Quốc có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các giấy tờ, hồ sơ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc được điều tra, giám sát; được tạm giữ, niêm phong tài liệu, văn bản, giấy tờ, sổ sách...; yêu cầu người có liên quan trả lời chất vấn khi điều tra các hành vi vi phạm như: tham ô, hối lộ, lạm dụng công quỹ thì có quyền kiểm tra tiền của cá nhân gửi ở ngân hàng, tổ chức tín dụng, được quyền phong toả tài khoản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Về hoạt động, cơ quan Giám sát hành chính tiến hành theo các trình tự như:
- Xác định hướng kiểm tra đối với các vụ việc cần được giám sát;
- Lập kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện, báo cáo tình hình giám sát đối với Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan giám sát cấp trên;
- Căn cứ kết quả giám sát đưa ra quyết định hoặc kiến nghị xử lý.
Về điều tra đối với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính của công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành theo trình tự:
- Tiến hành thẩm tra sơ bộ đối với vụ việc cần được điều tra, nếu thấy có cơ sở cho rằng có hành vi vi phạm kỷ luật thì lập kế hoạch điều tra;
- Tổ chức việc điều tra, thu thập chứng cứ; tiến hành việc xem xét để kết luận có hành vi vi phạm kỷ luật hành chính hoặc vi phạm khác;
- Quyết định hoặc kiến nghị xử lý.
Về việc tiếp nhận, xem xét các khiếu nại của công chức, viên chức Nhà nước: khi có khiếu nại về quyết định xử lý kỷ luật, trong thời hạn 30 ngày thì cơ quan giám sát xem xét giải quyết và trả lời. Sau khi xem xét nếu thấy khiếu nại của công chức, viên chức là đúng thì kiến nghị cơ quan hành chính nhà nước sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định sai trái. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, cơ quan giám sát hành chính có thể ra quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ. Trường hợp công chức, viên chức không đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan giám sát thì có quyền khiếu nại tiếp lên cơ quan giám sát cấp trên.
3. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là loại hình thanh tra được thành lập ở hầu hết các nước trên thế giới và được tổ chức ở các bộ, ngành. Ở nhiều quốc gia, Thanh tra chuyên ngành tồn tại song song với các loại hình thanh tra khác như Thanh tra Quốc hội, Thanh tra, giám sát hành chính. Tuy nhiên về cơ chế tổ chức, các cơ quan này không cản trở lẫn nhau trong hoạt động mà còn có tác dụng hỗ trợ nhau trong việc kiểm tra, thanh tra bảo đảm tính hoạt động đúng đắn trong các cơ quan nhà nước.
Chức năng của Thanh tra chuyên ngành là thanh tra các lĩnh vực do bộ, ngành đó quản lý nhằm bảo đảm cho pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh quản lý điều hành của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được chấp hành và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh.
Loại hình thanh tra này được tổ chức ở Pháp, Đức, Anh, Nhật, Thụy, Bỉ, Ai Cập... Ở Pháp, hầu hết mỗi Bộ có một Tổng thanh tra, hiện nay có tới 18 cơ quan Thanh tra với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trong đó Tổng thanh tra Tài chính, Tổng thanh tra Hành chính được thành lập sớm nhất và có tổ chức chính quy nhất.
* Về tổ chức của Thanh tra chuyên ngành
Do tính chất quản lý và tầm quan trọng của các bộ, ngành ở mỗi nước mà mỗi quốc gia tổ chức cơ quan Thanh tra ở những cấp độ khác nhau. Vì vậy, Thanh tra chuyên ngành ở mỗi bộ có quy mô, mức độ không giống nhau. Số lượng cán bộ, Thanh tra viên ở Thanh tra mỗi bộ cũng khác nhau.
Ví dụ, ở Pháp, các cơ quan Tổng thanh tra được chia theo các cấp độ:
- Ở cấp độ tối cao gồm Tổng thanh tra Tài chính, Tổng thanh tra Hành chính, Tổng thanh tra Bảo hiểm xã hội, Tổng thanh tra Xây dựng;
- Ở cấp độ cao như Tổng thanh tra Quân đội, Tổng thanh tra các vấn đề về hải ngoại;
- Ở cấp độ trung bình có Tổng thanh tra Công nghiệp và Thương mại, Tổng thanh tra Y tế và dân số, Tổng thanh tra Kinh tế quốc dân, Tổng thanh tra Cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh;
- Ở cấp độ thấp như Tổng thanh tra Bưu chính - viễn thông, Tổng thanh tra Lao động, Tổng thanh tra Giáo dục và một số Tổng thanh tra khác...
Do tính chất quan trọng của hoạt động thanh tra, Thanh tra viên chuyên ngành phải là những người có trình độ, năng lực công tác, có độ tuổi và thâm niên nhất định và không được đảm nhận thêm chức vụ trong cơ quan hành chính. Khi tiến hành thanh tra hoặc xem xét những vấn đề có tính chất chuyên sâu thì có thể sử dụng những chuyên gia về lĩnh vực đó song không có việc sử dụng công chức với tư cách Thanh tra viên kiêm nhiệm.
* Chức năng, nhiệm vụ
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc bộ, ngành; cơ quan hành chính các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và thực thi các quyết định, mệnh lệnh của bộ, ngành.
- Đưa ra các kết luận, kiến nghị xử lý vi phạm và xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật quản lý hành chính.
Là công cụ, bộ phận gắn liền với Bộ trưởng, Thanh tra chuyên ngành được quyền thanh tra các đối tượng thuộc quyền quản lý của bộ, ngành đó, có quyền thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc bộ đóng tại địa phương, các cơ quan hành chính địa phương và có quyền thanh tra các đối tượng khác về những nội dung thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.
Thanh tra các bộ, ngành độc lập với những cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ. Sự độc lập đó là một nguyên tắc có tính quyết định bảo đảm cho hoạt động thanh tra khách quan, công bằng.
* Quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp những thông tin, tài liệu về vụ việc được kiểm tra, thanh tra.
- Xem xét, kết luận về vấn đề được kiểm tra, thanh tra, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm, khắc phục các yếu kém trong quản lý;
- Kiến nghị biện pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực quản lý bộ máy nhà nước.
Thanh tra chuyên ngành hầu hết ở các nước trên đều có những quyền hạn nhất định. Song, mỗi loại Thanh tra chuyên ngành được pháp luật trao cho những quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ đặc thù. Chẳng hạn, ở Pháp, Tổng Thanh tra Quân đội, Thanh tra Tư pháp có quyền điều tra. Các Thanh tra viên của Tổng Thanh tra Tài chính có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra phải mở két và giải trình về các khoản tiền, cổ phiếu, chứng từ cũng như các giấy tờ khác liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước. Điều 15 Nghị định ngày 12.4.1956 có quy định: “Trong trường hợp có sự thâm hụt hay cố ý làm trái trong việc sử dụng tiền, cổ phiếu, Thanh tra viên tài chính xét thấy cần thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác của Kế toán viên, đồng thời phải báo ngay cho cơ quan cấp trên biết”. Tuy nhiên, việc đình chỉ là một biện pháp nghiêm khắc nên chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp mà quyết định này phải có sự đồng ý của cấp trên của người bị đình chỉ. Ngoài ra, Thanh tra viên của Tổng thanh tra Quân đội có quyền tạm thời cử người thay thế những người đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng chức trách, nhiệm vụ. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ, Thanh tra viên phải báo ngay cho Bộ trưởng bằng báo cáo đặc biệt (Điều 4 Sắc lệnh 64.726 ngày 16.7.1964).
Như vậy, pháp luật trao cho Thanh tra chuyên ngành những quyền hạn lớn để thi hành nhiệm vụ, song việc giới hạn phạm vi thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra chuyên ngành chỉ dừng lại ở quyền giám sát mà không được can thiệp, làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính. Đó là Thanh tra chuyên ngành chỉ xem xét, kết luận và đưa ra các kiến nghị chứ không được đưa ra các quyết định, mệnh lệnh điều chỉnh như tư cách của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, nhất là khi tiến hành thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành.
* Hoạt động của Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là công cụ của Bộ trưởng, thủ trưởng ngành. Vì vậy, phạm vi thẩm quyền của chúng được pháp luật quy định cụ thể và có những giới hạn nhất định. Thanh tra có nhiệm vụ là kiểm tra tính hợp thức đối với mục tiêu hoạt động để xem xét cơ quan, đơn vị hay cá nhân có thực hiện đúng hay không, những hoạt động đó bao gồm:
- Kiểm tra tài chính là công việc quan trọng nhất. Tất cả các cơ quan Thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản này ngoài việc kiểm tra, thanh tra của Thanh tra Tài chính.
- Kiểm tra về chuyên môn, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ, tính chất hoạt động để đánh giá đã đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chưa, tình trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động của cơ sở đó hay chưa.
- Kiểm tra, đánh giá về công tác tổ chức cán bộ, xem xét tính hợp lý của cơ quan, đơn vị, bộ máy, trình độ cán bộ, việc phân công sử dụng lao động, khối lượng công việc, tư cách xử sự của các công chức trong khi thực thi công vụ...
Trong hoạt động thanh tra có các hình thức như: kiểm tra thường xuyên nhằm phòng ngừa các HVVPHC; kiểm tra đột xuất theo vụ việc. Kiểm tra có hệ thống mang tính phòng ngừa thường được áp dụng với đối tượng là cơ quan hành chính.
Mục đích kiểm tra là nhằm xem xét, đánh giá những biện pháp phòng ngừa tránh sự vi phạm xảy ra. Kiểm tra có tính đột xuất tức là kiểm tra theo vụ việc khi có vấn đề nảy sinh, không xuất phát từ chương trình, kế hoạch đã định sẵn và vì vậy nó được tiến hành theo cách thức, trình tự riêng. Hai phương thức này luôn luôn tồn tại và được sử dụng phổ biến trong hoạt động của Thanh tra chuyên ngành, nó có tác dụng hỗ trợ và bổ khuyết cho nhau.
Quy trình tiến hành thanh tra, kiểm tra được phân ra với các đối tượng khác nhau như thanh tra đối với cơ quan trực thuộc bộ đóng tại Trung ương; đối với cơ quan thuộc bộ đóng tại địa phương; đối với cơ quan thuộc bộ, ngành khác và cơ quan của địa phương. Kết thúc các cuộc kiểm tra, thanh tra có các báo cáo kết luận, đánh giá một cách toàn diện các vấn đề được kiểm tra, thanh tra. Đưa ra những nhận xét về các mặt tích cực, tiêu cực, ưu điểm, hạn chế của đối tượng, nội dung được kiểm tra, thanh tra. Các kiến nghị được đưa ra để cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân vi phạm; khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, sơ hở, tăng cường năng lực tổ chức, quản lý, điều hành. Trong thực tế, các báo cáo thanh tra, kiểm tra thường được các cơ quan chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp không được thực hiện thì những đối tượng không chịu chấp hành sẽ bị xử lý ở mức độ cao hơn. Trong thời gian nhất định, sau khi nhận được báo cáo kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thi hành phải báo cáo về việc thực thi yêu cầu, kiến nghị đó, trường hợp không thực hiện được phải nêu rõ lý do.
Việc kiểm tra, thanh tra trước đây chủ yếu là xem xét những vấn đề, vụ việc cụ thể, từng mặt, còn hiện nay việc xem xét cụ thể để kiểm tra toàn bộ về tổ chức và hoạt động của một đối tượng nào đó. Việc kiểm tra này vượt lên cách thức kiểm tra cụ thể, trực tiếp để có sự quan sát, đánh giá toàn diện các mặt về quản lý, đưa ra những kết luận, kiến nghị điều chỉnh có tính chất vĩ mô.